往 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 往 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

往 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 往 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 往 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 往 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 往 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: wang3, wang4;
Juytping quảng đông: wong5;
vãng

(Động)
Đi, đến.
◎Như: vãng lai đi lại.
◇Trang Tử : Vãng kiến Lão Đam (Thiên đạo ) Đến ra mắt Lão Đam.

(Động)
Đi mất.
◎Như: vãng hóa chết, tử vong.
§ Nhà Phật cho người tu về tông Tịnh độ , khi chết được sinh sang nước Phật rất sung sướng gọi là vãng sinh .

(Động)
Cấp cho, đưa cho.
◇Thái Gia : Quý bỉ tặng ngã hậu, Tàm thử vãng vật khinh , (Lưu quận tặng phụ ) Thẹn đấy tặng ta hậu, Hổ đây cho vật thường.

(Động)
Hướng về, quy hướng.
◇Đạo Đức Kinh : Chấp đại tượng, thiên hạ vãng , (Chương 35) Giữ được đạo lớn, thiên hạ quy phục.

(Tính)
Đã qua.
◎Như: vãng nhật ngày xưa.

(Phó)
Trước đây.
◇Liễu Tông Nguyên : Bộc vãng văn Dung Thục chi nam, hằng vũ thiểu nhật, nhật xuất tắc khuyển phệ, dư dĩ vi quá ngôn , , , (Đáp Vi Trung Lập luận sư đạo thư ) Trước đây tôi nghe ở phía nam đất Dung đất Thục, trời thường hay mưa ít thấy mặt trời, nên hễ mặt trời mọc thì chó sủa, tôi cho là lời nói quá.

(Phó)
Thường thường.
◎Như: vãng vãng như thử thường thường như thế.
◇Phù sanh lục kí : Vãng vãng giai tự tác nghiệt nhĩ (Khảm kha kí sầu ) (Người ta) thường hay tự gây ra tai họa cho chính mình.

(Giới)

Vào, tới (nói về phương hướng). Tương đương với triều , hướng .
◇Thủy hử truyện : Xoa khai ngũ chỉ vãng điếm chủ nhân kiểm thượng chỉ nhất chưởng, bả na điếm chủ nhân đả liễu lương thương , (Đệ tam thập nhị hồi) Xòe năm ngón tay tát vào mặt chủ tiệm một cái, làm tên chủ tiệm đó loạng choạng ngã chúi.

Nghĩa chữ nôm của từ 往


vãng, như "dĩ vãng" (vhn)
vạng, như "chạng vạng" (btcn)
vảng, như "lảng vảng" (btcn)
vởn, như "lởn vởn" (btcn)
váng, như "váng đầu; váng dầu" (gdhn)
vãn, như "vãn việc (gần hết việc)" (gdhn)

1. [來往] lai vãng 2. [往生] vãng sanh 3. [往往] vãng vãng

Xem thêm từ Hán Việt

  • cố tri từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • binh giáp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cẩu tặc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cựu đô từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ứng đương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 往 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: