舉 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 舉 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

舉 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 舉 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 舉 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 舉 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 舉 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ju3, wen4;
Juytping quảng đông: geoi2;
cử

(Động)
Cất lên, giơ, ngẩng.
◎Như: cử thủ cất tay, cử túc giơ chân, cử bôi nâng chén.
◇Lí Bạch : Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương , (Tĩnh dạ tứ ) Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.

(Động)
Bầu, tuyển chọn, đề cử.
◇Luận Ngữ : Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn , (Vệ Linh Công ) Người quân tử không vì lời nói (khéo léo, khoe khoang) mà đề cử người (không tốt), không vì người (phẩm hạnh xấu) mà chê bỏ lời nói (phải).

(Động)
Nêu ra, đề xuất.
◇Luận Ngữ : Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta nêu ra một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.

(Động)
Phát động, hưng khởi.
◎Như: cử sự khởi đầu công việc, cử nghĩa khởi nghĩa.

(Động)
Bay.
◇Tô Thức : Ngư phủ tiếu, khinh âu cử. Mạc mạc nhất giang phong vũ , . (Ngư phủ tiếu từ ) Lão chài cười, chim âu bay. Mờ mịt trên sông mưa gió.

(Động)
Sinh đẻ, nuôi dưỡng.
◇Liêu trai chí dị : Quá bát cửu nguyệt, nữ quả cử nhất nam, mãi ảo phủ tự chi , , (Thư si ) Qua tám chín tháng sau, cô gái quả nhiên sinh được một đứa con trai, thuê một đàn bà nuôi nấng.

(Động)
Lấy được, đánh lấy được thành.
◇Sử Kí : Hạng Vương văn Hoài Âm Hầu dĩ cử Hà Bắc (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương nghe tin Hoài Âm Hầu đã lấy Hà Bắc.

(Danh)
Hành vi, động tác.
◎Như: nghĩa cử việc làm vì nghĩa, thiện cử việc thiện.

(Danh)
Nói tắt của cử nhân người đậu khoa thi hương (ngày xưa), phiếm chỉ người được tiến cử.
◎Như: trúng cử thi đậu.

(Tính)
Toàn thể, tất cả.
◎Như: cử quốc cả nước.
◇Liêu trai chí dị : Cử gia yến tập (Phiên Phiên ) Cả nhà yến tiệc linh đình.

Nghĩa chữ nôm của từ 舉


cử, như "cử tạ; bầu cử, cắt cử, tiến cử; cử động; cử toạ; cử tri; thi cử" (vhn)
cỡ, như "cỡ lớn; cỡ nhỏ; lỡ cỡ; ngoại cỡ; tầm cỡ" (btcn)
cữ, như "kiêng cữ, ở cữ" (btcn)

1. [包舉] bao cử 2. [拔山舉鼎] bạt san cử đỉnh 3. [保舉] bảo cử 4. [鵬舉] bằng cử 5. [高舉] cao cử 6. [貢舉] cống cử 7. [舉哀] cử ai 8. [舉案齊眉] cử án tề mi 9. [舉頭] cử đầu 10. [舉鼎拔山] cử đỉnh bạt sơn 11. [舉動] cử động 12. [舉步] cử bộ 13. [舉兵] cử binh 14. [舉止] cử chỉ 15. [舉踵] cử chủng 16. [舉家] cử gia 17. [舉劾] cử hặc 18. [舉火] cử hỏa 19. [舉行] cử hành 20. [舉目] cử mục 21. [舉目無親] cử mục vô thân 22. [舉男] cử nam 23. [舉業] cử nghiệp 24. [舉樂] cử nhạc 25. [舉一反三] cử nhất phản tam 26. [舉人] cử nhân 27. [舉國] cử quốc 28. [舉事] cử sự 29. [舉坐] cử tọa 30. [舉子] cử tử 31. [舉足] cử túc 32. [舉足輕重] cử túc khinh trọng 33. [舉世] cử thế 34. [舉手] cử thủ 35. [舉場] cử trường 36. [公舉] công cử 37. [綱舉目張] cương cử mục trương 38. [制舉] chế cử 39. [一舉兩便] nhất cử lưỡng tiện 40. [創舉] sáng cử 41. [再舉] tái cử 42. [中舉] trúng cử 43. [選舉] tuyển cử

Xem thêm từ Hán Việt

  • chuyên sứ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • oan phẫn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chưng phát từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngũ âm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bí các từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 舉 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: