客 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 客 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

客 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 客 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 客 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 客 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 客 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ke4;
Juytping quảng đông: haak3;
khách

(Danh)
Khách , đối lại với chủ nhân .
◎Như: tân khách khách khứa, thỉnh khách mời khách.
◇Cổ nhạc phủ : Khách tòng viễn phương lai, Di ngã song lí ngư , (Ẩm mã trường thành quật hành ) Khách từ phương xa lại, Để lại cho ta cặp cá chép.

(Danh)
Tiếng xưng hô của người bán (hoặc cung cấp dịch vụ) đối với người mua (người tiêu thụ): khách hàng.
◎Như: thừa khách khách đi (tàu, xe), khách mãn 滿 đủ khách.

(Danh)
Phiếm chỉ người hành nghề hoặc có hoạt động đặc biệt.
◎Như: thuyết khách nhà du thuyết, chánh khách nhà chính trị, châu bảo khách người buôn châu báu.

(Danh)
Người được nuôi ăn cho ở tại nhà quý tộc môn hào ngày xưa (để giúp việc, làm cố vấn).
◇Chiến quốc sách : Hậu Mạnh Thường Quân xuất kí, vấn môn hạ chư khách thùy tập kế hội , (Tề sách tứ , Tề nhân hữu Phùng Huyên giả ) Sau Mạnh Thường Quân giở sổ ra, hỏi các môn khách: Vị nào quen việc kế toán?

(Danh)
Người ở xa nhà.
◇Vương Duy : Độc tại dị hương vi dị khách, Mỗi phùng giai tiết bội tư thân , (Cửu nguyệt cửu nhật ức San Đông huynh đệ ) Một mình ở quê người làm khách lạ, Mỗi lần gặp tiết trời đẹp càng thêm nhớ người thân.

(Danh)
Phiếm chỉ người nào đó.
◎Như: quá khách người qua đường.

(Danh)
Lượng từ: suất ăn uống.
◎Như: nhất khách phạn một suất cơm khách.

(Danh)
Họ Khách.

(Động)
Ở trọ, ở ngoài đến ở nhờ.
◇Tam quốc chí : Hội thiên hạ chi loạn, toại khí quan khách Kinh Châu , (Ngụy thư , Đỗ Kì truyện ) Biết rằng thiên hạ loạn, bèn bỏ quan, đến ở trọ tại Kinh Châu.

(Động)
Đối đãi theo lễ dành cho tân khách.
◇Sử Kí : Ngũ niên, Sở chi vong thần Ngũ Tử Tư lai bôn, công tử Quang khách chi , , (Ngô Thái Bá thế gia ) Năm thứ năm, bề tôi lưu vong nước Sở là Ngũ Tử Tư đến, công tử Quang đối đãi như khách.

(Tính)
Lịch sự xã giao.
◎Như: khách khí khách sáo.

(Tính)
Thứ yếu.
◇Cố Viêm Vũ : Truyện vi chủ, kinh vi khách , (Nhật tri lục , Chu Tử Chu dịch bổn nghĩa ) Truyện là chính, kinh là phụ.

(Tính)
Ngoài, ngoài xứ.
◎Như: khách tử chết ở xứ lạ quê người.

(Tính)
Có tính độc lập không tùy thuộc vào ý muốn hoặc cách nhìn sự vật của mỗi người.
◎Như: khách quan .

Nghĩa chữ nôm của từ 客

khách, như "tiếp khách" (vhn)
1. [暴客] bạo khách 2. [逋客] bô khách 3. [主客] chủ khách 4. [政客] chính khách 5. [夜客] dạ khách 6. [遊客] du khách 7. [俠客] hiệp khách 8. [客地] khách địa 9. [客堂] khách đường 10. [客店] khách điếm 11. [客氣] khách khí 12. [客觀] khách quan 13. [客館] khách quán 14. [客棧] khách sạn 15. [客死] khách tử 16. [客體] khách thể 17. [客商] khách thương 18. [劍客] kiếm khách 19. [墨客] mặc khách 20. [騷人墨客] tao nhân mặc khách 21. [作客] tác khách 22. [刺客] thích khách 23. [上客] thượng khách

Xem thêm từ Hán Việt

  • ngọc kha từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tín thủy từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khải minh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bất đồ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sung số từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 客 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: