反 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 反 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

反 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 反 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 反 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 反 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 反 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: fan3, fan1;
Juytping quảng đông: faan1 faan2;
phản, phiên

(Tính)
Trái, ngược. Đối lại với chính .
◎Như: phản diện mặt trái.

(Động)
Quay về, trở lại.
§ Thông phản .
◇Chiến quốc sách : Trí Bá quả khởi binh nhi tập Vệ, chí cảnh nhi phản, viết: Vệ hữu hiền nhân, tiên tri ngô mưu dã , , : , (Vệ sách nhị ) Trí Bá quả nhiên dấy binh đánh úp nước Vệ, tới biên giới (nước Vệ) rồi quay về, bảo: Nước Vệ có người hiền tài, đã đoán trước được mưu của ta.

(Động)
Nghĩ, suy xét.
◎Như: tự phản tự xét lại mình.
◇Luận Ngữ : Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát, cử nhất ngung tắc dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã , , , (Thuật nhi ) Kẻ nào không phát phẫn (để tìm hiểu), thì ta không mở (giảng cho). Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia, thì ta không dạy cho nữa.

(Động)
Trở, quay, chuyển biến.
◎Như: phản thủ trở tay, dị như phản thủ dễ như trở bàn tay, phản bại vi thắng chuyển bại thành thắng.

(Động)
Làm trái lại.
◎Như: mưu phản mưu chống ngược lại, phản đối phản ứng trái lại, không chịu.Một âm là phiên.

(Động)
Lật lại.
◎Như: phiên vị (bệnh) dạ dày lật lên, phiên án lật án lại, đòi xét lại vụ án.

Nghĩa chữ nôm của từ 反

phản, như "làm phản" (vhn)
1. [背反] bội phản 2. [平反] bình phản 3. [舉一反三] cử nhất phản tam 4. [反應] phản ứng 5. [反映] phản ánh 6. [反對] phản đối 7. [反動] phản động 8. [反叛] phản bạn 9. [反背] phản bội 10. [反駁] phản bác 11. [反顧] phản cố 12. [反證] phản chứng 13. [反正] phản chánh, phản chính 14. [反掌] phản chưởng 15. [反照] phản chiếu 16. [反供] phản cung 17. [反面] phản diện 18. [反間] phản gián 19. [反響] phản hưởng 20. [反抗] phản kháng 21. [反經] phản kinh 22. [反路] phản lộ 23. [反老還童] phản lão hoàn đồng 24. [反亂] phản loạn 25. [反命] phản mệnh 26. [反目] phản mục 27. [反逆] phản nghịch 28. [反眼] phản nhãn 29. [反服] phản phục 30. [反覆] phản phúc 31. [反光] phản quang 32. [反賊] phản tặc 33. [反省] phản tỉnh 34. [反訴] phản tố 35. [反心] phản tâm 36. [反手] phản thủ 37. [反側] phản trắc 38. [反射] phản xạ 39. [作反] tác phản

Xem thêm từ Hán Việt

  • bất mưu nhi hợp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhân dục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tham dự từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ấn độ chi na từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • danh vị từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 反 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: