心 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 心 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

心 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 心 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 心 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 心 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 心 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: xin1;
Juytping quảng đông: sam1;
tâm

(Danh)
Trái tim.

(Danh)
Tư tưởng, ý niệm, cảm tình, lòng dạ.
◎Như: thương tâm lòng thương xót, tâm trung bất an trong lòng không yên, tâm tình phiền muộn lòng buồn rầu.

(Danh)
Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra, gọi là phái duy tâm . Nhà Phật chia ra làm nhiều thứ. Nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất: (1) vọng tâm cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy, (2) chân tâm cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm (minh tâm ) mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay.

(Danh)
Suy tư, mưu tính.
◎Như: vô tâm vô tư lự.

(Danh)
Tính tình.
◎Như: tâm tính tính tình.

(Danh)
Nhụy hoa hoặc đầu mầm non.
◎Như: hoa tâm tim hoa, nhụy hoa.

(Danh)
Điểm giữa, phần giữa.
◎Như: viên tâm điểm giữa vòng tròn, trọng tâm điểm cốt nặng của vật thể (vật lí học), giang tâm lòng sông, chưởng tâm lòng bàn tay.

(Danh)
Sao Tâm , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.

(Danh)
Cái gai.

Nghĩa chữ nôm của từ 心


tâm, như "lương tâm; tâm hồn; trung tâm" (vhn)
tấm, như "tấm tức" (btcn)
tim, như "quả tim" (gdhn)

1. [安心] an tâm 2. [噁心] ố tâm 3. [惡心] ác tâm, ố tâm 4. [多心] đa tâm 5. [擔心] đam tâm 6. [丹心] đan tâm 7. [同心] đồng tâm 8. [同心協力] đồng tâm hiệp lực 9. [動心] động tâm 10. [波心] ba tâm 11. [包藏禍心] bao tàng họa tâm 12. [不經心] bất kinh tâm 13. [本心] bổn tâm 14. [婆心] bà tâm 15. [平心] bình tâm 16. [菩提心] bồ đề tâm 17. [悲心] bi tâm 18. [褊心] biển tâm 19. [垓心] cai tâm 20. [甘心] cam tâm 21. [琴心] cầm tâm 22. [琴心劍膽] cầm tâm kiếm đảm 23. [球心] cầu tâm 24. [錦心繡口] cẩm tâm tú khẩu 25. [狗馬之心] cẩu mã chi tâm 26. [棘心] cức tâm 27. [革面洗心] cách diện tẩy tâm 28. [革心] cách tâm 29. [公心] công tâm 30. [機心] cơ tâm 31. [居心] cư tâm 32. [正心] chánh tâm 33. [真心] chân tâm 34. [至心] chí tâm 35. [注心] chú tâm 36. [眾心成城] chúng tâm thành thành 37. [專心] chuyên tâm 38. [野心] dã tâm 39. [唯心論] duy tâm luận 40. [害心] hại tâm 41. [回心] hồi tâm 42. [雞心] kê tâm 43. [口是心非] khẩu thị tâm phi 44. [傾心] khuynh tâm 45. [堅心] kiên tâm 46. [勞心] lao tâm 47. [冷心] lãnh tâm 48. [內心] nội tâm 49. [一心] nhất tâm 50. [入心] nhập tâm 51. [二心] nhị tâm 52. [人面獸心] nhân diện thú tâm 53. [人心] nhân tâm 54. [反心] phản tâm 55. [剖心] phẫu tâm 56. [佛口蛇心] phật khẩu xà tâm 57. [佛心] phật tâm 58. [佛心宗] phật tâm tông 59. [分心] phân tâm 60. [費心] phí tâm 61. [使心眼兒] sử tâm nhãn nhi 62. [初心] sơ tâm 63. [糟心] tao tâm 64. [在心] tại tâm 65. [心花怒放] tâm hoa nộ phóng 66. [心驚膽戰] tâm kinh đảm chiến 67. [心腹] tâm phúc 68. [心神] tâm thần 69. [心焦] tâm tiêu 70. [信心] tín tâm 71. [傷心] thương tâm 72. [重心] trọng tâm 73. [中心] trung tâm 74. [促膝談心] xúc tất đàm tâm

Xem thêm từ Hán Việt

  • phả tín từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bình đán từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiêu tức từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cổ vũ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trì ngư chi ương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 心 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: