法 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 法 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

法 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 法 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 法 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 法 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 法 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: fa3, liu3, mao2;
Juytping quảng đông: faat3;
pháp

(Danh)
Luật, hình luật, lệnh luật, chế độ.
◎Như: pháp luật điều luật phải tuân theo, pháp lệnh pháp luật và mệnh lệnh, hôn nhân pháp luật hôn nhân.

(Danh)
Kiểu mẫu, nguyên tắc.
◎Như: văn pháp nguyên tắc làm văn, ngữ pháp quy tắc về ngôn ngữ, thư pháp phép viết chữ.

(Danh)
Cách thức, đường lối.
◎Như: phương pháp cách làm, biện pháp đường lối, cách thức.

(Danh)
Thuật, kĩ xảo.
◎Như: đạo sĩ tác pháp đạo sĩ làm phép thuật, ma pháp thuật ma quái.

(Danh)
Đạo lí Phật giáo (pháp là dịch nghĩa tiếng Phạn "dharma", dịch theo âm là "đạt-ma").
◎Như: Phật pháp lời dạy, giáo lí của đức Phật, thuyết pháp giảng đạo.
◇Ngũ đăng hội nguyên : Pháp thượng ứng xả, hà huống phi pháp , (Cốc san tàng thiền sư ) Phật pháp còn buông xả, huống chi không phải Phật pháp.

(Danh)
Nhà Phật nói hết thảy mọi sự mọi vật ở thế gian đều là giả, đều do cái vọng tâm vọng tạo ra, gọi là pháp. Tức là nội dung tâm thức, đối tượng của mọi quán chiếu, tư tưởng, sự phản ánh của sự vật lên tâm thức con người.
◎Như: pháp trần cảnh của ý căn nương theo đó mà hành động.

(Danh)
Nước Pháp gọi tắt. Nói đủ là Pháp-lan-tây 西 France.

(Danh)
Họ Pháp.

(Động)
Bắt chước.
◎Như: sư pháp bắt chước làm theo, hiệu pháp phỏng theo, bắt chước.

(Động)
Giữ đúng phép, tuân theo luật pháp.
◇Liễu Tông Nguyên : Tịch thụ nhi bất pháp, triêu xích chi hĩ , (Phong kiến luận ) Chiều nay các quan được bổ nhiệm nếu không giữ đúng phép tắc, (thì) sáng hôm sau sẽ bị đuổi không dùng nữa (cách chức).

(Tính)
Dùng làm khuôn mẫu.
◎Như: pháp thiếp thiếp làm mẫu để tập viết.

(Tính)
Thuộc về nhà Phật.
◎Như: pháp y áo cà-sa, pháp hiệu tên mà vị thầy đặt cho đệ tử của mình lúc người này xuất gia thụ giới.

Nghĩa chữ nôm của từ 法


pháp, như "pháp luật" (vhn)
phấp, như "phấp phỏng" (btcn)
phép, như "lễ phép" (btcn)
phăm, như "phăm phắp đâu vào đó (trúng chỗ)" (gdhn)
phắp, như "hợp phắp (chính xác); im phăm phắp" (gdhn)

1. [阿拉法] a lạp pháp 2. [大法] đại pháp 3. [典法] điển pháp 4. [不法] bất pháp 5. [不成文法] bất thành văn pháp 6. [百分法] bách phân pháp 7. [筆法] bút pháp 8. [辯證法] biện chứng pháp 9. [辦法] biện pháp 10. [兵法] binh pháp 11. [骨法] cốt pháp 12. [九章算法] cửu chương toán pháp 13. [公法] công pháp 14. [句法] cú pháp 15. [執法] chấp pháp 16. [正法] chánh pháp 17. [針法] châm pháp 18. [政法] chính pháp 19. [戰法] chiến pháp 20. [妙法] diệu pháp 21. [家法] gia pháp 22. [加法] gia pháp 23. [合法] hợp pháp 24. [刑法] hình pháp 25. [憲法] hiến pháp 26. [弄法] lộng pháp 27. [六法] lục pháp 28. [佛法] phật pháp 29. [佛法僧] phật pháp tăng 30. [伏法] phục pháp 31. [法蘭西] pháp lan tây 32. [法國] pháp quốc 33. [法新社] pháp tân xã 34. [法治] pháp trị 35. [法院] pháp viện 36. [三法] tam pháp 37. [最高法院] tối cao pháp viện 38. [作法] tác pháp 39. [作法自斃] tác pháp tự tễ 40. [司法] tư pháp 41. [水陸法會] thủy lục pháp hội 42. [無法] vô pháp

Xem thêm từ Hán Việt

  • đồng tử từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bang thủ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạng thai từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia hỏa từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đích tôn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 法 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: