孽 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 孽 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

孽 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 孽 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 孽 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 孽 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 孽 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: nie4;
Juytping quảng đông: jip6 jit6;
nghiệt

(Danh)
Con của vợ thứ hoặc nhánh phụ.
◎Như: cô thần nghiệt tử bầy tôi cô độc, con vợ thứ.

(Danh)
Chỉ đời sau. Thường mang nghĩa xấu.

(Danh)
Tai họa, tai hại.
◎Như: tai nghiệt tai ương.

(Danh)
Tội ác, nhân ác.
◎Như: nghiệt chướng chướng ngại do hành vi xấu ác gây ra, tạo nghiệt gây ra tội ác, tạo ra nghiệt chướng, tội nghiệt thâm trọng tội ác sâu nặng.
◇Hồng Lâu Mộng : Thiểu tác ta nghiệt bãi (Đệ tam thập nhất hồi) Làm ác nghiệt vừa vừa thôi!

(Danh)
Chỉ tà khí.
◇Hán Thư : Hồng nghê diệu hề nhật vi, nghiệt yểu minh hề vị khai , (Tức Phu Cung truyện ).

(Danh)
Người tà ác, bè đảng làm loạn, giặc họa hại.
◎Như: dư nghiệt đảng loạn còn lại, yêu nghiệt giặc ác loạn.

(Danh)
Chim bị thương.
◇Chiến quốc sách : Nhạn tòng đông phương lai, Cánh Luy dĩ hư phát nhi hạ chi. Ngụy vương viết: "Nhiên tắc xạ khả chí thử hồ?" Cánh Luy viết: "Thử nghiệt dã." , . : ? : (Sở sách tứ ) Có con nhạn từ phương đông bay lại, Cánh Luy bật cung không gắn tên mà bắn rớt con chim. Vua Ngụy nói: "Bắn giỏi đến vậy ư?" Cánh Luy nói: "Con chim này bị thương sẵn rồi."

(Danh)
Nói ví là bại tướng.
◇Chiến quốc sách : Kim Lâm Vũ Quân thường vi Tần nghiệt, bất khả vi cự Tần chi tướng dã , (Sở sách tứ ) Nay Lâm Vũ Quân đã từng bị Tần đánh bại, không thể dùng làm tướng chống lại quân Tần được.

(Động)
Làm hại, gây ra buồn lo.

(Động)
Kì thị, hoài nghi.
◇Hán Thư : Thông quan khứ tái, bất nghiệt chư hầu , (Triều Thác truyện ) Đi qua quan ải, không nghi ngờ chư hầu.

(Tính)
Hại, xấu, ác.
◎Như: nghiệt chủng giống ác, nghiệt căn họa thai nguồn ác mầm vạ.

(Tính)
Địa vị đê tiện.
◎Như: nghiệt thiếp tiện thiếp.

(Tính)
Ngỗ nghịch, bất hiếu.
◇Giả Nghị : Tử ái lợi thân vị chi hiếu, phản hiếu vi nghiệt , (Tân thư , Đạo thuật ).
§ Cũng như nghiệt .
§ Thông nghiệt .

Nghĩa chữ nôm của từ 孽


nghiệt, như "ác nghiệt, nghiệt chướng" (vhn)
nghét, như "ngót ngét" (btcn)
nghẹt, như "nghẹt thở" (btcn)
nghịt, như "nghịt mũi" (btcn)

1. [惡孽] ác nghiệt 2. [冤孽] oan nghiệt 3. [作孽] tác nghiệt

Xem thêm từ Hán Việt

  • bí phủ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiên thế từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • oanh tạc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trọng mãi nhân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • mặc hình từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 孽 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: