近 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 近 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

近 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 近 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 近 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 近 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 近 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: jin4, ji4;
Juytping quảng đông: gan6 kan5;
cận

(Động)
Gần, ở sát bên.
◎Như: cận chu giả xích gần son thì đỏ.
◇Sử Kí : Ngô nhập Quan, thu hào bất cảm hữu sở cận, tịch lại dân, phong phủ khố, nhi đãi tướng quân , , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Tôi vào (Hàm Cốc) Quan, tơ hào không dám gần, ghi tên quan lại và dân chúng vào sổ (hộ tịch), niêm phong các kho đụn để đợi tướng quân.

(Động)
Truy cầu, mong tìm.
◎Như: cận danh mong tìm danh tiếng, cận lợi trục lợi.

(Tính)
Gần (khoảng cách ngắn về thời gian hoặc không gian).
◎Như: cận đại đời gần đây.
◇Đào Uyên Minh : Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.

(Tính)
Thân gần.
◎Như: cận thuộc thân thuộc.

(Tính)
Đắc sủng, được tin dùng, được thương yêu.
◎Như: cận đang quan thái giám được tin cậy, cận ái được vua sủng ái.

(Tính)
Đơn giản, dễ hiểu.
◇Mạnh Tử : Ngôn cận nhi chỉ viễn giả thiện ngôn dã (Tận tâm hạ ) Lời nói đơn giản mà ý tứ sâu xa ấy là lời nói hay vậy.

(Tính)
Nông cạn, tầm thường.
◎Như: cận thức kiền thức nông cạn, cận khí người tài năng tầm thường.

(Tính)
Gần giống như, từa tựa.
◎Như: bút ý cận cổ ý văn viết gần giống như lối cổ.

(Phó)
Gần, sát.
◎Như: cận bán gần nửa.

Nghĩa chữ nôm của từ 近


cận, như "cận cảnh; cận vệ, cận thần; cận thị" (vhn)
cặn, như "cặn kẽ" (btcn)
gàn, như "gàn dở" (gdhn)
gần, như "gần gũi" (gdhn)

1. [不近人情] bất cận nhân tình 2. [逼近] bức cận 3. [近代] cận đại 4. [近東] cận đông 5. [近憂] cận ưu 6. [近古] cận cổ 7. [近戰] cận chiến 8. [近悅遠來] cận duyệt viễn lai 9. [近江] cận giang 10. [近郊] cận giao 11. [近况] cận huống 12. [近來] cận lai 13. [近日] cận nhật 14. [近史] cận sử 15. [近事] cận sự 16. [近情] cận tình 17. [近臣] cận thần 18. [近世] cận thế 19. [近視] cận thị 20. [鄰近] lân cận 21. [附近] phụ cận 22. [凡近] phàm cận 23. [接近] tiếp cận

Xem thêm từ Hán Việt

  • bao la vạn tượng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cựu thời từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiện nghi từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thế vị từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chí lí từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 近 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: