士 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 士 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

士 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 士 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 士 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 士 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 士 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: shi4;
Juytping quảng đông: si6;


(Danh)
Học trò, những người nghiên cứu học vấn.
◎Như: sĩ nông công thương bốn hạng dân.

(Danh)
Trai chưa vợ.
◇Thi Kinh : Hữu nữ hoài xuân, Cát sĩ dụ chi , (Thiệu nam , Dã hữu tử quân ) Có cô gái đang ôm ấp xuân tình (nghĩ đến chuyện lấy chồng), Chàng trai đến quyến rủ.

(Danh)
Tiếng mĩ xưng chỉ người đàn ông.
◇Thi Kinh : Nữ viết: Kê minh, Sĩ viết: Muội đán : , : (Trịnh phong , Nữ viết kê minh ) Nàng nói: Gà gáy, Chàng nói: Trời gần sáng rồi.

(Danh)
Tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng.
◎Như: dũng sĩ , hộ sĩ , bác sĩ , thạc sĩ .

(Danh)
Tiếng mĩ xưng đối với người khác nói chung.
◎Như: nữ sĩ , địa phương nhân sĩ nhân sĩ địa phương.

(Danh)
Chức quan đời xưa, có thượng sĩ , trung sĩ , hạ sĩ .

(Danh)
Một đẳng cấp trong xã hội thời xưa, bậc thấp nhất trong giai cấp quý tộc. Các đẳng cấp này theo thứ tự gồm có: thiên tử , chư hầu , đại phu , thứ nhân .

(Danh)
Quan coi ngục gọi là sĩ sư tức quan Tư pháp bây giờ.

(Danh)
Chức việc, việc làm.
§ Có nghĩa như sự .
◇Luận Ngữ : Phú nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi. Như bất khả cầu, tòng ngô sở hiếu , , . , (Thuật nhi ) Phú quý mà có thể cầu được thì ta dù giữ việc cầm roi (đánh xe hầu, tức công việc ti tiện), ta cũng làm. Như mà không cầu được thì ta cứ theo sở thích của ta.

(Danh)
Binh lính.
◎Như: giáp sĩ quân mặc áo giáp, chiến sĩ lính đánh trận.

(Danh)
Cấp bực trong quân đội ngày nay.
◎Như: thượng sĩ , trung sĩ , hạ sĩ .

(Danh)
Họ .

Nghĩa chữ nôm của từ 士


sĩ, như "kẻ sĩ, quân sĩ" (vhn)
sãi, như "sãi vãi" (gdhn)
sõi, như "sành sõi" (gdhn)
sỡi, như "âm khác của sĩ" (gdhn)

1. [隱士] ẩn sĩ 2. [巴士] ba sĩ 3. [波士頓] ba sĩ đốn 4. [白士] bạch sĩ 5. [貧士] bần sĩ 6. [博士] bác sĩ 7. [辯士] biện sĩ 8. [高士] cao sĩ 9. [貢士] cống sĩ 10. [吉士] cát sĩ 11. [居士] cư sĩ 12. [志士] chí sĩ 13. [戰士] chiến sĩ 14. [狂士] cuồng sĩ 15. [名士] danh sĩ 16. [勇士] dũng sĩ 17. [佳士] giai sĩ 18. [教士] giáo sĩ 19. [下士] hạ sĩ 20. [學士] học sĩ 21. [寒士] hàn sĩ 22. [俠士] hiệp sĩ 23. [卿士] khanh sĩ 24. [劍士] kiếm sĩ 25. [力士] lực sĩ 26. [女士] nữ sĩ 27. [士兵] sĩ binh 28. [士氣] sĩ khí 29. [士女] sĩ nữ 30. [士人] sĩ nhân 31. [士夫] sĩ phu 32. [士官] sĩ quan 33. [士君子] sĩ quân tử 34. [士卒] sĩ tốt 35. [士族] sĩ tộc 36. [士子] sĩ tử 37. [士庶] sĩ thứ 38. [瑞士] thụy sĩ 39. [椎牛饗士] trùy ngưu hưởng sĩ 40. [中士] trung sĩ 41. [修士] tu sĩ 42. [俊士] tuấn sĩ

Xem thêm từ Hán Việt

  • âm sầm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • án kiện từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ảo đăng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • oan uổng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tha đà từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 士 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: