疏 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 疏 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

疏 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 疏 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 疏 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 疏 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 疏 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: shu1, shu4;
Juytping quảng đông: so1 so3;
sơ, sớ

(Động)
Khai thông.
◎Như: sơ thông khai thông.
◇Mạnh Tử : Vũ sơ cửu hà (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông.

(Động)
Phân tán.
◎Như: sơ tán nhân quần phân tán nhân quần.

(Động)
Trừ bỏ, thanh trừ.
◇Tôn Xước : Sơ phiền tưởng ư tâm hung (Du Thiên Thai san phú ) Trừ bỏ những ý nghĩ buồn phiền trong lòng.

(Động)
Đục, chạm, khắc, vẽ.
◎Như: sơ linh đục khoét và chạm trổ chấn song cửa sổ (cho ánh sáng lọt vào).

(Tính)
Thưa, ít, lác đác.
◎Như: sơ tinh sao thưa.
◇Nguyễn Trãi : Môn vô xa mã cố nhân sơ (Mạn thành ) Trước cửa không xe ngựa, bạn cũ thưa.

(Tính)
Không thân, không gần gũi.
◎Như: nhân địa sanh sơ lạ người lạ cảnh.

(Tính)
Lơ đễnh, không chú ý.
◎Như: sơ hốt xao nhãng.

(Tính)
Rỗng không, không thật.
◎Như: tài sơ học thiển tài rỗng học cạn.

(Tính)
Thô xấu, không tinh tế.
◇Luận Ngữ : Phạn sơ tự ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi , (Thuật nhi ) Ăn gạo thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu.

(Danh)
Cửa sổ.

(Danh)
Hoa văn chạm khắc trên cửa sổ.

(Danh)
Rau trái.
§ Thông .Một âm là sớ.

(Danh)
Lời giải thích, bài giải nghĩa.
◎Như: chú sớ giải thích bài văn.

(Danh)
Tờ trình, tấu chương dâng lên vua.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Nghị lang Sái Ung thượng sớ (Đệ nhất hồi ) Quan nghị lang Sái Ung dâng sớ.

(Danh)
Thư tín.
◇Đỗ Phủ : Động Đình vô quá nhạn, Thư sớ mạc tương vong , (Đàm Châu tống Vi Viên Ngoại mục Thiều Châu ) Hồ Động Đình không có nhạn bay qua, Thư từ xin chớ quên nhau.

(Động)
Trần thuật, trình bày sự việc.

Nghĩa chữ nôm của từ 疏


sớ, như "dâng sớ" (vhn)
sơ, như "sơ ý" (btcn)
sờ, như "sờ sờ" (btcn)
sưa, như "mọc rất sưa (mọc rất thưa)" (btcn)
xơ, như "xơ rơ (rã rời)" (btcn)
xờ, như "xờ xạc, bờ xờ" (btcn)

1. [注疏] chú sớ 2. [上疏] thượng sớ 3. [仗義疏財] trượng nghĩa sơ tài

Xem thêm từ Hán Việt

  • dung nạp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • kim thì từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • anh quốc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sách tính từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia thanh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 疏 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: