榜 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 榜 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

榜 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 榜 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 榜 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 榜 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 榜 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: bang3, bang4, beng1, pang2;
Juytping quảng đông: bong2 pong3;
bảng

(Danh)
Mái chèo. Cũng mượn chỉ thuyền.
◇Lí Hạ : Thôi bảng độ Ô giang (Mã ) Giục mái chèo qua Ô giang.

(Danh)
Bảng yết thị, thông cáo.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Xuất bảng chiêu mộ nghĩa binh (Đệ nhất hồi ) Treo bảng chiêu mộ nghĩa binh.

(Danh)
Bảng tên những người thi đậu.
◇Đỗ Mục : Đông đô phóng bảng vị hoa khai, Tam thập tam nhân tẩu mã hồi , (Cập đệ hậu kí Trường An cố nhân ).
§ Đông đô chỉ Lạc Dương ở phía đông Trường An; Đỗ Mục làm bài thơ này nhân vừa thi đậu tiến sĩ, tên đứng hàng thứ năm trên bảng vàng.

(Danh)
Tấm biển (có chữ, treo lên cao).
◇Kỉ Quân : Tiên ngoại tổ cư Vệ Hà đông ngạn, hữu lâu lâm thủy, bảng viết "Độ phàm" , , "" (Duyệt vi thảo đường bút kí , Loan dương tiêu hạ lục tứ ).

(Danh)
Tấm gỗ, mộc phiến.

(Danh)
Cột nhà.

(Danh)
Hình phạt ngày xưa đánh bằng roi, trượng.

(Động)
Cáo thị, yết thị.
◇Liêu trai chí dị : Chí miếu tiền, kiến nhất cổ giả, hình mạo kì dị, tự bảng vân: năng tri tâm sự. Nhân cầu bốc phệ , , , : . (Vương giả ) Đến trước miếu, thấy một người mù, hình dáng kì dị, tự đề bảng là biết được tâm sự người khác. Bèn xin xem bói.

(Động)
Chèo thuyền đi.
◇Liễu Tông Nguyên : Hiểu canh phiên lộ thảo, Dạ bảng hưởng khê thạch , (Khê cư) ) Sớm cày lật cỏ đọng sương, Đêm chèo thuyền vang khe đá.

(Động)
Đánh, đập.
◎Như: bảng lược đánh trượng.
◇Sử Kí : Lại trị bảng si sổ thiên (Trương Nhĩ, Trần Dư truyện ) Viên lại quất mấy nghìn roi.

Nghĩa chữ nôm của từ 榜


bàng, như "cây bàng" (vhn)
báng, như "báng súng" (gdhn)
bảng, như "bảng dạng (mẫu)" (gdhn)
bửng, như "một bửng đất" (gdhn)
vảng, như "lảng vảng" (gdhn)

1. [乙榜] ất bảng 2. [榜歌] bảng ca 3. [榜女] bảng nữ 4. [榜人] bảng nhân 5. [榜眼] bảng nhãn 6. [背榜] bối bảng 7. [副榜] phó bảng

Xem thêm từ Hán Việt

  • ác thủ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đại danh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đàn hặc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bồng tất từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhất môn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 榜 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: