止 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 止 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

止 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 止 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 止 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 止 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 止 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: zhi3;
Juytping quảng đông: zi2;
chỉ

(Động)
Dừng lại, ngưng, nghỉ, thôi.
◎Như: chỉ bộ dừng bước.
◇Luận Ngữ : Thí như vi sơn, vị thành nhất quỹ, chỉ ngô chỉ dã , , (Tử Hãn ) Ví như đắp núi, chỉ còn một sọt nữa là xong, mà ngừng, đó là tại ta muốn bỏ dở vậy.
§ Ghi chú: Ý khuyên trong việc học tập, đừng nên bỏ nửa chừng.

(Động)
Ngăn cấm, cản trở.
◎Như: cấm chỉ cấm cản.
◇Lã Thị Xuân Thu : Tĩnh Quách Quân bất năng chỉ (Quý thu kỉ , Tri sĩ ) Tĩnh Quách Quân không thể cấm được.

(Động)
Ở.
◇Thi Kinh : Bang kì thiên lí, Duy dân sở chỉ , (Thương tụng , Huyền điểu ) Cương vực nước (Thương) rộng nghìn dặm, Là nơi của dân chúng ở.

(Động)
Đạt đến, an trụ.
◇Lễ Kí : Tại chỉ ư chí thiện (Đại Học ) Yên ổn ở chỗ rất phải.

(Danh)
Dáng dấp, dung nghi.
◎Như: cử chỉ cử động, đi đứng.
◇Thi Kinh : Tướng thử hữu xỉ, Nhân nhi vô chỉ, Nhân nhi vô chỉ, Bất tử hà sĩ , , , (Dung phong , Tướng thử ) Xem chuột (còn) có răng, Người mà không có dung nghi, Người mà không có dung nghi, Sao chẳng chết đi, còn đợi gì nữa?

(Danh)
Chân.
§ Dùng như chữ .
◎Như: trảm tả chỉ chặt chân trái (hình phạt thời xưa).

(Tính)
Yên lặng, bất động.
◇Trang Tử : Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy (Đức sung phù ) Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lắng yên.

(Phó)
Chỉ, chỉ thế, chỉ có.
§ Nay thông dụng chữ chỉ .
◎Như: chỉ hữu thử số chỉ có số ấy.
◇Đỗ Phủ : Nội cố vô sở huề, Cận hành chỉ nhất thân , (Vô gia biệt ) Nhìn vào trong nhà không có gì mang theo, Đi gần chỉ có một mình.

(Trợ)
Dùng cuối câu, để nhấn mạnh ngữ khí.
◇Thi Kinh : Bách thất doanh chỉ, Phụ tử ninh chỉ , (Chu tụng , Lương tỉ ) Trăm nhà đều đầy (lúa) vậy, (Thì) đàn bà trẻ con sống yên ổn vậy.
§ Đời xưa dùng như chỉ chỉ .

Nghĩa chữ nôm của từ 止

chỉ, như "đình chỉ" (vhn)
1. [飲鴆止渴] ẩm trậm chỉ khát 2. [停止] đình chỉ 3. [禁止] cấm chỉ 4. [舉止] cử chỉ 5. [制止] chế chỉ 6. [止嘔] chỉ ẩu 7. [止步] chỉ bộ 8. [止境] chỉ cảnh 9. [止血] chỉ huyết 10. [止咳] chỉ khái 11. [止渴] chỉ khát 12. [止戈] chỉ qua 13. [止息] chỉ tức 14. [止痛] chỉ thống 15. [容止] dung chỉ, dong chỉ 16. [阻止] trở chỉ

Xem thêm từ Hán Việt

  • bì phu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cư an tư nguy từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • quang lâm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trú phòng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lục bộ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 止 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: