能 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 能 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

能 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 能 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 能 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 能 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 能 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: neng2, nai4, tai2, tai4, nai2, xiong2;
Juytping quảng đông: nang4;
năng, nai, nại

(Danh)
Con năng
, một con vật theo truyền thuyết, như con gấu, chân như hươu.

(Danh)
Tài cán, bản lãnh.
◎Như: trí năng tài trí.
◇Luận Ngữ : Phu tử thánh giả dư? Hà kì đa năng dã ? (Tử Hãn ) Phu tử phải là thánh chăng? Sao mà nhiều tài thế.

(Danh)
Người có tài, nhân tài.
◇Tư Mã Thiên : Chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Vời người hiền, tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn trong hang trong núi.

(Danh)
Công dụng.
◇Liễu Tông Nguyên : Khả dĩ nhiễm dã, danh chi dĩ kì năng, cố vị chi Nhiễm khê , , (Ngu khê thi tự ) (Nước ngòi) có thể nhuộm vật được, đặt tên ngòi theo công dụng của nó, cho nên gọi là ngòi Nhiễm.

(Danh)
Một loại hí kịch cổ của Nhật Bản.
◎Như: Mộng huyễn năng .

(Danh)
Năng lượng vật chất.
◎Như: điện năng , nhiệt năng , nguyên tử năng .

(Tính)
Có tài cán.
◎Như: năng nhân người có tài, năng viên chức quan có tài, năng giả đa lao người có tài nhiều nhọc nhằn.

(Động)
Làm (nổi), gánh vác (nổi).
◇Mạnh Tử : Thị bất vi dã, phi bất năng dã , (Lương Huệ Vương thượng ) Ấy là không làm, chứ không phải là không làm nổi vậy.

(Động)
Hòa hợp, hòa thuận.
◇Thi Kinh : Nhu viễn năng nhĩ (Đại Nhã , Dân lao ) Khiến cho kẻ xa được yên ổn và dân ở gần hòa thuận.

(Động)
Tới, đạt tới.
◇Chiến quốc sách : Kì địa bất năng thiên lí (Triệu sách nhất ) Đất đó không tới nghìn dặm.

(Phó)
Có thể, khả dĩ.
◇Luận Ngữ : Văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải, thị ngô ưu dã , , (Thuật nhi ) Nghe điều nghĩa mà không thể làm theo, có lỗi mà không thể sửa đổi, đó là những mối lo của ta.

(Phó)
Chỉ.
◇Tô Thức : Thanh cảnh qua nhãn năng tu du (Chu trung dạ khởi ) Cảnh đẹp đi qua trước mắt chỉ là một thoáng chốc.

(Phó)
Nên.
◇Kiều Cát : Năng vi quân tử nho, mạc vi tiểu nhân nho , (Kim tiền kí ) Nên làm nhà nho quân tử, chớ làm nhà nho tiểu nhân.Một âm là nai.

(Danh)
Con ba ba có ba chân.Một âm là nại. Cũng như nại .

Nghĩa chữ nôm của từ 能


năng, như "khả năng, năng động" (vhn)
hay, như "hát hay, hay chữ, hay ho" (gdhn)
nấng, như "nuôi nấng" (gdhn)
năn, như "ăn năn" (gdhn)
nằng, như "nằng nặc" (gdhn)
nưng, như "nưng lên (bưng lên cao)" (gdhn)

1. [安能] an năng 2. [不相能] bất tương năng 3. [本能] bổn năng 4. [各盡所能] các tận sở năng 5. [功能] công năng 6. [機能] cơ năng 7. [職能] chức năng 8. [技能] kĩ năng 9. [可能] khả năng 10. [能力] năng lực 11. [原子能] nguyên tử năng 12. [柔遠能邇] nhu viễn năng nhĩ 13. [性能] tính năng 14. [全能] toàn năng

Xem thêm từ Hán Việt

  • võng hiệt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bế kinh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nữ vương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • binh pháp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đại sự từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 能 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: