藏 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 藏 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

藏 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 藏 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 藏 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 藏 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 藏 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: cang2, zang4, zang1;
Juytping quảng đông: cong4 zong6;
tàng, tạng

(Động)
Giấu, ẩn núp.
◎Như: tàng đầu lộ vĩ giấu đầu hở đuôi, hành tàng lúc ra làm việc, lúc náu một chỗ.
◇Lí Bạch : Tửu tứ tàng danh tam thập xuân (Đáp Hồ Châu Già Diệp tư mã ) Nơi quán rượu ẩn danh ba mươi năm.

(Động)
Dành chứa, tồn trữ.
◎Như: thu tàng nhặt chứa, trân tàng cất kĩ.
◇Tuân Tử : Xuân canh, hạ vân, thu thu, đông tàng , , , (Vương chế ) Mùa xuân cầy cấy, hạ rẫy cỏ, thu gặt hái, đông tích trữ.

(Động)
Giữ trong lòng, hoài bão.
◇Dịch Kinh : Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì nhi động , (Hệ từ hạ ) Người quân tử ôm giữ đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời hành động.

(Danh)
Họ Tàng.Một âm là tạng.

(Danh)
Kho, chỗ để chứa đồ.
◇Liêu trai chí dị : Bảo tạng tại san gian, ngộ nhận khước tại thủy biên , (Yên Chi ) Kho tàng quý báu ở trong núi mà lại lầm tưởng ở bên bờ nước.

(Danh)
Kinh sách Phật giáo. Có ba kho là Kinh Tạng , Luật Tạng Luận Tạng .
◇Pháp Hoa Kinh : Thử kinh thị chư Phật bí yếu chi tạng (Pháp sư phẩm đệ thập ) Kinh này là tạng bí yếu của các đức Phật.

(Danh)
Nội tạng.
§ Thông tạng .
◇Hoài Nam Tử : Phù tâm giả, ngũ tạng chi chủ dã , (Nguyên đạo ) Tâm, đó là khí quan chủ yếu của ngũ tạng.

(Danh)
Gọi tắt của Tây Tạng 西 xứ Tây Tạng, giáp giới với Ấn Độ .
◎Như: Mông Tạng Mông Cổ và Tây Tạng.

(Danh)
Chỉ dân tộc ở biên cương phía tây Trung Quốc. Ngày xưa gọi là Thổ phiên .

Nghĩa chữ nôm của từ 藏


tàng, như "tành hình; tàng thư; tàng cây; tàng tàng" (vhn)
tạng, như "Đạo tạng, Tây Tạng" (gdhn)

1. [隱藏] ẩn tàng 2. [奧藏] áo tàng 3. [大藏經] đại tạng kinh 4. [地藏] địa tạng 5. [包藏] bao tàng 6. [包藏禍心] bao tàng họa tâm 7. [寶藏] bảo tạng 8. [閉藏] bế tàng 9. [祕藏] bí tàng, bí tạng 10. [蓋藏] cái tàng 11. [三藏] tam tạng

Xem thêm từ Hán Việt

  • khốn nan từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bàng phái từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngưng tập từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hàn gia từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bổ đoản từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 藏 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: