重 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 重 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

重 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 重 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 重 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 重 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 重 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: zhong4, chong2, tong2;
Juytping quảng đông: cung4 cung5 zung6;
trọng, trùng

(Tính)
Nặng (sức, lượng).
◎Như: khinh trọng nặng nhẹ.

(Tính)
Lớn, mạnh (nói về âm thanh).
◎Như: trọng độc đọc lớn tiếng, trọng âm âm nặng, âm trầm.

(Tính)
Giá trị cao, quan yếu.
◎Như: trọng giá giá cao, trọng quyền quyền hành cao.

(Tính)
Trang trọng, thận trọng.
◎Như: trọng nhân người cẩn thận.

(Tính)
Khẩn yếu.
◎Như: nghiêm trọng .

(Tính)
Tôn quý.
◎Như: trọng khách quý khách, trọng hóa vàng bạc của cải quý giá.

(Tính)
Nồng, đậm, nhiều, hậu, dày.
◎Như: trọng sắc nhan sắc rất đẹp, trọng băng băng đá dày, trọng ý tình ý thâm hậu, trọng bích xanh lục đậm.

(Tính)
Nghiêm túc, nghiêm khắc.
◎Như: trọng pháp hình phạt nghiêm khắc, trọng tích tử hình.

(Tính)
Nặng nề.
◎Như: sát nhân trọng tù tù có tội nặng giết người.

(Tính)
Nặng nhọc, trì trệ, chậm chạp.
◎Như: trọng khí hít thở nặng nhọc, khó khăn, trọng trệ ngưng trệ, bế tắc.

(Danh)
Trọng lượng.

(Danh)
Quyền lực, quyền thế.
◇Hàn Phi Tử : Nhiên tắc nhân chủ vô uy, nhi trọng tại tả hữu hĩ , (Ngoại trữ thuyết tả hạ ) Nhưng mà bậc chủ không có oai nghi, thì quyền thế ở trong tay kẻ tả hữu vậy.

(Danh)
Xe quân nhu (quân đội thời xưa dùng để chở quần áo, lương thực).

(Động)
Chuộng, coi trọng.
◎Như: trọng nông chuộng nghề làm ruộng.

(Động)
Tăng thêm.
◇Hán Thư : Thị trọng ngô bất đức dã (Văn Đế kỉ ) Thế là làm tăng thêm sự thiếu đức của ta.

(Phó)
Rất, lắm, quá.
◇Tố Vấn : Trọng hàn tắc nhiệt (Âm dương ứng tượng ) Lạnh quá hóa nóng.

(Phó)
Đặc biệt, đặc cách.
◇Sử Kí : Tần Hoàng Đế tích kì thiện kích trúc, trọng xá chi, nãi hoắc kì mục , , (Kinh Kha truyện ) Tần Hoàng Đế tiếc tài thổi sáo trúc của ông (Cao Tiệm Li ), đặc cách cho ân xá, nhưng làm cho mù mắt.Một âm là trùng.

(Phó)
Lại, nhiều lần, chồng chất.
◎Như: trùng tố làm lại, phúc bất trùng lai phúc chẳng đến hai lần.

(Danh)
Lượng từ: tầng, lớp.
◎Như: nhất trùng một tầng.
◇Vương An Thạch : Chung San chỉ cách sổ trùng san (Bạc thuyền Qua Châu ) Chung San chỉ cách mấy lớp núi.

Nghĩa chữ nôm của từ 重


trọng, như "xem trọng" (vhn)
chồng, như "chồng chất, chồng đống" (btcn)
chuộng, như "chuộng của lạ, chiều chuộng, ưa chuộng, yêu chuộng" (btcn)
trộng, như "nuốt trộng (trửng)" (btcn)
trụng, như "trụng (nhúng) nước sôi" (btcn)
trùng, như "núi trập trùng" (btcn)
chõng, như "giường chõng" (gdhn)
trửng, như "trửng (chơi đùa)" (gdhn)

1. [倚重] ỷ trọng 2. [陰重] âm trọng 3. [謹重] cẩn trọng 4. [舉足輕重] cử túc khinh trọng 5. [九重] cửu trùng 6. [矜重] căng trọng 7. [注重] chú trọng 8. [加重] gia trọng 9. [厚重] hậu trọng 10. [嚴重] nghiêm trọng 11. [任重] nhậm trọng, nhiệm trọng 12. [借重] tá trọng 13. [重心] trọng tâm 14. [重視] trọng thị 15. [重要] trọng yếu 16. [珍重] trân trọng

Xem thêm từ Hán Việt

  • mục đích từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bệnh hoạn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ai tình từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • địa chỉ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bài muộn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 重 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: