門 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 門 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

門 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 門 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 門 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 門 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 門 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: men2, yan2;
Juytping quảng đông: mun4;
môn

(Danh)
Cửa.
§ Cửa có một cánh gọi là hộ , hai cánh gọi là môn .

(Danh)
Cửa mở ở nhà gọi là hộ , ở các khu vực gọi là môn . Chỉ chung cửa, cổng, lối ra vào.
◎Như: lí môn cổng làng, thành môn cổng thành.
◇Thôi Hộ : Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng , (Đề đô thành nam trang ) Năm ngoái vào ngày hôm nay, ở trong cửa này, Mặt nàng cùng với hoa đào phản chiếu nhau thắm một màu hồng.

(Danh)
Lỗ hổng, lỗ trống, cửa miệng của đồ vật.
◎Như: áp môn cửa cống.

(Danh)
Lỗ, khiếu trên thân thể.
◎Như: giang môn lỗ đít.
◇Phù sanh lục kí : Cẩn thủ tứ môn, nhãn nhĩ tị khẩu , (Dưỡng sanh kí tiêu ) Cẩn thận canh giữ bốn khiếu: mắt tai mũi miệng.

(Danh)
Chỗ then chốt, mối manh.
◎Như: đạo nghĩa chi môn cái cửa đạo nghĩa (cái then chốt đạo nghĩa), chúng diệu chi môn cái then chốt của mọi điều mầu nhiệm (Lão Tử ).

(Danh)
Nhà họ, gia đình, gia tộc.
◎Như: danh môn nhà có tiếng tăm, môn vọng gia thế tiếng tăm hiển hách.

(Danh)
Học phái, tông phái.
◎Như: Khổng môn môn phái của Không Tử, Phật môn tông phái đạo Phật.

(Danh)
Loài, thứ, ngành.
◎Như: phân môn chia ra từng loại, chuyên môn chuyên ngành (học vấn, nghiên cứu, nghề nghiệp).

(Danh)
Một cỗ súng trái phá.

(Danh)
Họ Môn.

(Động)
Giữ cửa, giữ cổng.
◇Công Dương truyện : Dũng sĩ nhập kì đại môn, tắc vô nhân môn yên giả , Dũng sĩ vào cổng lớn thì không có ai giữ cửa.

(Động)
Đánh, tấn công vào cửa.
◇Tả truyện : Môn vu Đồng Môn (Tương Công thập niên ) Đánh vào cửa Đồng Môn.

Nghĩa chữ nôm của từ 門


môn, như "môn xỉ (răng cửa); nam môn (cửa nam); môn bài" (vhn)
món, như "món ăn" (btcn)
mon, như "mon men" (gdhn)

1. [倚門] ỷ môn 2. [倚門賣笑] ỷ môn mại tiếu 3. [陰門] âm môn 4. [同門] đồng môn 5. [班門弄斧] ban môn lộng phủ 6. [敗壞門楣] bại hoại môn mi 7. [閉門] bế môn 8. [蓬門] bồng môn 9. [婆羅門] bà la môn 10. [拜門] bái môn 11. [高門] cao môn 12. [及門] cập môn 13. [公門] công môn 14. [朱門] chu môn 15. [專門] chuyên môn 16. [名門] danh môn 17. [家門] gia môn 18. [角門] giác môn 19. [侯門] hầu môn 20. [回門] hồi môn 21. [凱旋門] khải toàn môn 22. [叩門] khấu môn 23. [孔門] khổng môn 24. [命門] mệnh môn 25. [門當戶對] môn đương hộ đối 26. [午門] ngọ môn 27. [儀門] nghi môn 28. [衙門] nha môn 29. [入門] nhập môn 30. [儒門] nho môn 31. [佛門] phật môn 32. [噴門] phún môn 33. [沙門] sa môn 34. [山門] san môn, sơn môn 35. [雙回門] song hồi môn 36. [出門] xuất môn

Xem thêm từ Hán Việt

  • diệu niên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tái khởi từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cẩu hùng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • uyển chuyển từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • định thần từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 門 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: