開 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 開 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

開 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 開 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 開 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 開 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 開 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: kai1;
Juytping quảng đông: hoi1;
khai

(Động)
Mở. Trái lại với bế .
◎Như: khai môn mở cửa.
◇Mạnh Hạo Nhiên : Khai hiên diện trường phố, Bả tửu thoại tang ma , (Quá cố nhân trang ) Mở cửa sổ đối mặt với vườn rau, Nâng chén rượu nói chuyện trồng dâu trồng gai.

(Động)
Nở ra, giãn, duỗi.
◎Như: hoa khai hoa nở, khai nhan vẻ mặt vui mừng, khai hoài lòng hả hê.
◇Trang Tử : Kì mị dã hồn giao, kì giác dã hình khai , (Tề vật luận ) Khi ngủ thì hồn giao nhau, khi thức thì hình duỗi ra.

(Động)
Xẻ, đào.
◎Như: khai hà đào sông.

(Động)
Vỡ hoang, khai khẩn.
◎Như: khai khoáng khai khẩn mỏ, khai hoang vỡ hoang.

(Động)
Mở mang.
◇Đỗ Phủ : Khai biên nhất hà đa (Tiền xuất tái ) Mở mang bờ cõi sao mà nhiều vậy!

(Động)
Hướng dẫn, dẫn đạo, chỉ bảo.
◎Như: khai đạo khuyên bảo.

(Động)
Dựng, đặt ra trước nhất, thiết lập.
◎Như: khai sáng mở mang gây dựng ra trước, khai đoan mở mối.

(Động)
Bày, đặt.
◎Như: khai duyên mở tiệc, bày tiệc ăn.

(Động)
Kê khai.
◎Như: khai dược phương kê đơn thuốc, khai đơn kê đơn (thuốc, hàng hóa, khoản).

(Động)
Bắt đầu.
◎Như: khai học khai giảng, khai công khởi công, khai phạn dọn cơm, bắt đầu bán cơm (nhà hàng).

(Động)
Công bố.
◎Như: khai tiêu mở thầu.

(Động)
Bắt đầu chạy, khởi hành.
◎Như: khai chu nhổ neo thuyền bắt đầu đi, hỏa xa khai liễu xe lửa chạy rồi.

(Động)
Mổ, bổ.
◎Như: khai liễu nhất cá tây qua 西 bổ một quả dưa hấu.

(Động)
Tiêu tan.
◎Như: vân khai vụ tán mây mù tiêu tan.

(Động)
Bắn.
◎Như: khai thương bắn súng, khai pháo bắn pháo.

(Động)
Cử hành, mở (hội nghị, triển lãm).
◎Như: khai hội họp hội nghị, khai triển lãm hội mở triển lãm.

(Động)
Chia rẽ, phân li.
◎Như: li khai chia rẽ.

(Động)
Chi tiêu.
◎Như: khai chi chi tiêu, khai công tiền chi tiền công.

(Động)
Trừ bỏ.
◎Như: khai khuyết trừ bỏ chỗ thiếu đi, khai giới phá giới, khai cấm bỏ lệnh cấm.

(Động)
Sôi.
◎Như: thủy khai liễu nước sôi rồi.

(Danh)
Lượng từ: số chia.
◎Như: tứ khai một phần tư, bát khai một phần tám.

(Danh)
Trang giấy.
◎Như: nhất khai một trang giấy.

(Danh)
Khổ (giấy).
◎Như: khai bổn khổ sách.

(Danh)
Đơn vị tính độ nguyên chất của vàng: carat, 24 carats là vàng thuần (nguyên chất).
◎Như: thập tứ khai kim đích bút tiêm ngòi bút vàng 14 carats.

(Phó)
Rộng ra, nới ra.
◎Như: tưởng khai suy rộng, khán khai nhìn rộng ra, truyền khai truyền đi.

Nghĩa chữ nôm của từ 開


khai, như "khai tâm; khai thông; triển khai" (vhn)
khơi, như "khơi sông (đào vét để thông dòng nước)" (btcn)
khui, như "khui chai rượu; khui ra" (btcn)

1. [公開] công khai 2. [開幕] khai mạc 3. [開玩笑] khai ngoạn tiếu 4. [開放] khai phóng 5. [開始] khai thủy 6. [開胃] khai vị 7. [離開] li khai 8. [分開] phân khai 9. [初開] sơ khai 10. [展開] triển khai

Xem thêm từ Hán Việt

  • báo cừu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lao động từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ức đoán từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khuyến thù từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ảnh hưởng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 開 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: