引 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 引 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

引 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 引 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 引 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 引 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 引 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: yin3;
Juytping quảng đông: jan5;
dẫn, dấn

(Động)
Giương cung.
◎Như: dẫn mãn 滿 giương hết cữ cung.
◇Mạnh Tử : Quân tử dẫn nhi bất phát (Tận tâm thượng ) Người quân tử giương cung mà không bắn.

(Động)
Dắt, kéo.
◎Như: dẫn nhi tiến chi dắt mà tiến lên, dẫn thằng dẫn dắt nhau.
◇Liêu trai chí dị : Khách đại cụ, khủng tương cập kỉ, tiềm dẫn bị phủ thủ, bế tức nhẫn yết dĩ thính chi , , , (Thi biến ) Người khách kinh hoảng, sợ tới phiên mình (bị xác chết thành ma đến thổi vào mặt), ngầm kéo chăn trùm lên đầu, nín hơi nhịn thở để nghe.

(Động)
Lĩnh đạo, cầm đầu.
◇Sử Kí : Hạng Vũ dẫn binh tây đồ Hàm Dương, sát Tần hàng vương Tử Anh 西, (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hạng Vương cầm quân về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh.

(Động)
Rút ra.
◎Như: dẫn đao rút dao, dẫn kiếm tuốt gươm.

(Động)
Bỏ đi, rút lui.
◎Như: dẫn thoái 退 rút lui, từ chức, dẫn tị lui về, tránh.

(Động)
Kéo dài, vươn.
◎Như: dẫn cảnh thụ hình vươn cổ chịu hình, dẫn nhi thân chi kéo cho duỗi ra.

(Động)
Đưa đến, gây ra.
◎Như: dẫn nhân thâm tư làm cho người ta phải suy nghĩ sâu xa.

(Động)
Đưa ra làm chứng.
◎Như: dẫn chứng đưa ra bằng cớ.
◇Văn tâm điêu long : Tuy dẫn cổ sự, nhi mạc thủ cựu từ , (Sự loại ) Tuy viện dẫn việc xưa, mà không giữ lấy lời cũ.

(Động)
Tiến cử, đề bạt.
◎Như: dẫn trọng cùng tiến cử.
◇Tiền Khởi : Hà thì khai cáp dẫn thư sanh? (Lạc du ) Bao giờ mở cửa điện tuyển bạt thư sinh?

(Động)
Dẫn dụ, nhử.
◎Như: dẫn nhập quyển sáo dụ vào tròng.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Vân Trường khả vu Hoa Dong tiểu lộ cao san chi xứ, đôi tích sài thảo, phóng khởi nhất bả hỏa yên, dẫn Tào Tháo lai , , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Vân Trường nên đến chỗ núi cao đường hẹp ở Hoa Dung, chất củi cỏ đốt lửa lên, để nhử Tào Tháo đến.

(Danh)
Lượng từ: (1) Đơn vị chiều dài: Mười trượng là một dẫn. (2) Đơn vị trọng lượng: Hai trăm cân là một dẫn. $ Phép bán muối lấy dẫn
tính nhiều ít, nên chỗ bán muối gọi là dẫn ngạn , số bán được bao nhiêu gọi là dẫn ngạch . Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy.
◎Như: trà dẫn số trà bán được, tích dẫn số thiếc bán được.

(Danh)
Giấy thông hành.
◎Như: lộ dẫn giấy phép đi đường.

(Danh)
Tiền giấy.Một âm là dấn.

(Danh)
Dây kéo xe đám ma (xe chở linh cữu).
◎Như: phát dấn đưa linh cữu đi chôn.

(Danh)
Khúc hát.
◎Như: Sái Ung nhà Hán có bài Tư quy dấn .

(Danh)
Tên thể văn cũng như bài tựa.
◎Như: tiểu dấn bài tựa ngắn.

Nghĩa chữ nôm của từ 引


dẫn, như "dẫn dắt, hướng dẫn; dẫn chứng, trích dẫn" (vhn)
dợn, như "dợn tóc gáy" (btcn)
giỡn, như "đùa giỡn" (btcn)
dận, như "dận chân, dận xuống" (gdhn)
giận, như "giận dữ, nổi giận; oán giận" (gdhn)

1. [汲引] cấp dẫn 2. [勾引] câu dẫn 3. [執引] chấp dẫn 4. [指引] chỉ dẫn 5. [證引] chứng dẫn 6. [引渡] dẫn độ 7. [引證] dẫn chứng 8. [引誘] dẫn dụ 9. [引力] dẫn lực 10. [引言] dẫn ngôn 11. [引決] dẫn quyết 12. [引述] dẫn thuật 13. [吸引] hấp dẫn 14. [漢越辭典摘引] hán việt từ điển trích dẫn 15. [發引] phát dẫn 16. [援引] viện dẫn

Xem thêm từ Hán Việt

  • gia nhập từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thăng đường từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hướng nhật từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cung uyển từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chửng cứu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 引 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: