起 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 起 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

起 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 起 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 起 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 起 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 起 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: qi3, di4;
Juytping quảng đông: hei2;
khởi

(Động)
Dậy, cất mình lên, trổi dậy.
◎Như: khởi lập đứng dậy.

(Động)
Thức dậy, ra khỏi giường.
◎Như: tảo thụy tảo khởi đi ngủ sớm thức dậy sớm.
◇Mạnh Tử : Kê minh nhi khởi (Tận tâm thượng ) Gà gáy thì dậy.

(Động)
Bắt đầu.
◎Như: khởi sự bắt đầu làm việc, vạn sự khởi đầu nan mọi việc bắt đầu đều khó khăn.

(Động)
Phát sinh, nổi dậy.
◎Như: khởi nghi sinh nghi, khởi phong nổi gió, túc nhiên khởi kính dấy lên lòng tôn kính.

(Động)
Khỏi bệnh, thuyên dũ.
◎Như: khởi tử hồi sanh cải tử hoàn sinh.

(Động)
Tiến cử.
◇Chiến quốc sách : Triệu Công Tôn hiển ư Hàn, khởi Xư Lí Tử ư quốc , (Tần sách nhị ) Triệu Công Tôn hiển đạt ở nước Hàn, tiến cử Xư Lí Tử lên cho nước.

(Động)
Xuất thân.
◇Hán Thư : Tiêu Hà, Tào Tham giai khởi Tần đao bút lại, đương thì lục lục vị hữu kì tiết , , (Tiêu Hà Tào Tham truyện ) Tiêu Hà và Tào Tham đều xuất thân là thư lại viết lách của nhà Tần, lúc đó tầm thường chưa có khí tiết lạ.

(Động)
Đưa ra.
◎Như: khởi hóa đưa hàng ra (bán), khởi tang đưa ra tang vật.

(Động)
Xây dựng, kiến trúc.
◎Như: bạch thủ khởi gia tay trắng làm nên cơ nghiệp, bình địa khởi cao lâu từ đất bằng dựng lên lầu cao.

(Danh)
Đoạn, câu mở đầu, dẫn nhập trong thơ văn.
◎Như: khởi, thừa, chuyển, hợp , , , .

(Danh)
Từ đơn vị: vụ, lần, đoàn, nhóm.
◎Như: điếm lí lai liễu lưỡng khởi khách nhân trong tiệm đã đến hai tốp khách hàng.

(Trợ)
Đặt sau động từ, nghĩa như cập tới, đáo đến.
◎Như: tưởng khởi vãng sự, chân thị bất thăng cảm khái , nghĩ đến chuyện ngày xưa, thật là biết bao cảm khái.

(Trợ)
Đặt sau động từ, biểu thị ý thôi thúc: lên, dậy, nào.
◎Như: trạm khởi lai đứng dậy, quải khởi lai treo lên, tưởng bất khởi nghĩ không ra.

Nghĩa chữ nôm của từ 起


khởi, như "khởi động; khởi sự" (vhn)
khỉ, như "khỉ (âm khác của Khởi)" (btcn)

1. [振起] chấn khởi 2. [起落] khởi lạc 3. [看不起] khán bất khởi 4. [倔起] quật khởi 5. [創起] sáng khởi 6. [再起] tái khởi

Xem thêm từ Hán Việt

  • cúc dục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thệ sĩ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hống nộ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiền định từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhân cách hóa từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 起 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: