度 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 度 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

度 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 度 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 度 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 度 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 度 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: du4, duo2;
Juytping quảng đông: dok6 dou6;
độ, đạc

(Danh)
Các dụng cụ dùng để đo dài ngắn, như trượng, thước, v.v.

(Danh)
Mức, trạng huống đạt tới (của vật thể).
◎Như: trường độ độ dài, thấp độ độ ẩm, toan độ độ chua.

(Danh)
Phép tắc, quy phạm.
◎Như: pháp độ , chế độ .

(Danh)
Tiêu chuẩn.
◎Như: hạn độ .

(Danh)
Khí lượng (của người).
◎Như: khoát đạt đại độ ý nói người có độ lượng lớn bao dong cả được mọi người.

(Danh)
Dáng dấp, phong cách, nghi thái (hiện ra bên ngoài).
◎Như: phong độ , thái độ .

(Danh)
Lượng từ. (1) Đơn vị đo góc, sức nóng, v.v.
◎Như: cả mặt tròn có 360 độ, mỗi độ có 60 phút, mỗi phút có 60 giây. (2) Lần, lượt, chuyến.
◎Như: nhất niên nhất độ mỗi năm một lần.

(Danh)
Chiều (trong môn toán học: chiều cao, chiều ngang, chiều sâu của vật thể).
◎Như: tam độ không gian không gian ba chiều.

(Danh)
Họ Độ.

(Động)
Qua, trải qua.
◎Như: độ nhật như niên một ngày qua lâu như một năm.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Thiếp độ nhật như niên, nguyện quân liên nhi cứu chi , (Đệ bát hồi) Thiếp coi một ngày bằng một năm, xin chàng thương mà cứu vớt.

(Động)
Từ bờ này sang bờ bên kia.
§ Cũng như độ .
◇Hán Thư : Nhược phù kinh chế bất định, thị do độ giang hà vong duy tiếp , (Giả Nghị truyện ) Nếu phép tắc quy chế không xác định, thì cũng như vượt qua sông mà quên mang theo mái chèo.
§ Nhà Phật bảo người ta ở cõi đời này là cõi khổ, phải tu theo phép của Phật vượt qua bể khổ, vì thế nên xuất gia tu hành gọi là thế độ . Sáu phép: bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tiến , thiền định , trí tuệ gọi là lục độ . Nghĩa là sáu phép ấy khiến người trong bể khổ sẽ sang bên cõi giác vậy.

(Động)
Đi tới.
§ Cũng như độ .
◇Vương Chi Hoán : Khương địch hà tu oán dương liễu, Xuân quang bất độ Ngọc Môn Quan , (Lương Châu từ ) Sáo người Khương chẳng nên oán hận cây dương liễu làm chi, Ánh sáng mùa xuân không ra tới Ngọc Môn Quan.Một âm là đạc.

(Động)
Mưu tính.
◎Như: thốn đạc liệu lường.

(Động)
Đo.
◎Như: đạc lượng đo lường.
◇Phạm Đình Hổ : Trung Hưng thì đạc Hà Khẩu phường tân dĩ xử bắc khách (Vũ trung tùy bút ) Đời (Lê) Trung Hưng, đo dọc bến phường Hà Khẩu, để cho Hoa kiều trú ngụ.

Nghĩa chữ nôm của từ 度


độ, như "chừng độ; quá độ; vô độ" (vhn)
dạc, như "dạc dài; dõng dạc; vóc dạc" (btcn)
đác, như "lác đác" (btcn)
đạc, như "bàn đạc; đo đạc" (btcn)
đọ, như "đọ sức; so đọ" (btcn)
đủ, như "đầy đủ; no đủ; tháng đủ" (btcn)
đù, như "đù cha mày (tiếng chửi tục); lù đù" (btcn)
dác, như "dáo dác, dớn dác" (gdhn)
đo, như "đắn đo; so đo; sâu đo" (gdhn)
đồ, như "đồ (ước lượng)" (gdhn)
đợ, như "ở đợ; bán vợ đợ con" (gdhn)

1. [印度] ấn độ 2. [印度支那] ấn độ chi na 3. [印度洋] ấn độ dương 4. [印度教] ấn độ giáo 5. [憶度] ức đạc 6. [暗度] ám độ 7. [大度] đại độ 8. [高度] cao độ 9. [局度] cục độ 10. [極度] cực độ 11. [強度] cường độ 12. [剛度] cương độ 13. [制度] chế độ 14. [支度] chi độ 15. [濃度] nùng độ 16. [光度] quang độ 17. [初度] sơ độ 18. [則度] tắc độ 19. [剃度] thế độ 20. [態度] thái độ 21. [程度] trình độ 22. [中度] trung độ

Xem thêm từ Hán Việt

  • cốt cách từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cổ phần từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bô vong từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • không tập từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cao túc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 度 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: