亂 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 亂 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

亂 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 亂 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 亂 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 亂 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 亂 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: luan4;
Juytping quảng đông: lyun6;
loạn

(Tính)
Mất trật tự, lộn xộn.
◎Như: loạn binh quân lính vô trật tự, hỗn loạn lộn xộn, hỗn độn.

(Tính)
Bối rối, tối tăm, không yên.
◎Như: tâm tự phiền loạn nỗi lòng rối bời, tinh thần mậu loạn tinh thần tối tăm mê mẩn.

(Tính)
Có chiến tranh, có giặc giã, không an ổn.
◎Như: loạn bang nước có giặc giã, nước không thái bình.

(Tính)
Có khả năng trị yên, đem lại trật tự.
◇Tả truyện : Võ vương hữu loạn thần thập nhân (Tương Công nhị thập hữu bát niên ) Võ vương có mười người bầy tôi giỏi trị yên.

(Động)
Lẫn lộn.
◎Như: dĩ giả loạn chân làm giả như thật.
◇Hậu Hán Thư : Khủng kì chúng dữ Mãng binh loạn, nãi giai chu kì mi dĩ tương thức biệt , (Lưu Bồn Tử truyện ) Sợ dân chúng lẫn lộn với quân Mãng, bèn đều bôi đỏ lông mày để nhận mặt nhau.

(Động)
Phá hoại.
◎Như: hoại pháp loạn kỉ phá hoại pháp luật.

(Động)
Cải biến, thay đổi.
◇Hàn Dũ : Tuần tựu lục thì, nhan sắc bất loạn, dương dương như thường , , (Trương Trung Thừa truyện hậu tự ) Tới khi bị đem ra giết, mặt không biến sắc, hiên ngang như thường.

(Động)
Dâm tà.
◎Như: dâm loạn dâm tà.
◇Liêu trai chí dị : Vương tâm bất năng tự trì, hựu loạn chi , (Đổng Sinh ) Vương trong lòng không giữ gìn được, lại dâm dục.

(Danh)
Tình trạng bất an, sự gây rối.
◇Sử Kí : Ư thị Sở thú tốt Trần Thắng, Ngô Quảng đẳng nãi tác loạn , (Lí Tư truyện ) Do đó, bọn lính thú nước Sở là Trần Thắng, Ngô Quảng làm loạn.

(Danh)
Chương cuối trong khúc nhạc ngày xưa.
◇Luận Ngữ : Sư Chí chi thủy, Quan Thư chi loạn, dương dương hồ doanh nhĩ tai , , (Thái Bá ) Nhạc sư Chí (điều khiển), khúc đầu và đoạn kết bài Quan Thư, đều hay đẹp và vui tai thay!

(Phó)
Càn, bừa, lung tung.
◎Như: loạn bào chạy lung tung, loạn thuyết thoại nói năng bừa bãi.Tục thường viết là .

Nghĩa chữ nôm của từ 亂


loạn, như "nổi loạn" (vhn)
loàn, như "lăng loàn" (btcn)

1. [搗亂] đảo loạn 2. [叛亂] bạn loạn 3. [駁亂] bác loạn 4. [變亂] biến loạn 5. [戰亂] chiến loạn 6. [昏亂] hôn loạn 7. [霍亂] hoắc loạn 8. [亂打] loạn đả 9. [亂黨] loạn đảng 10. [亂落] loạn lạc 11. [亂離] loạn li 12. [亂倫] loạn luân 13. [亂目] loạn mục 14. [亂言] loạn ngôn 15. [亂髮] loạn phát 16. [亂君] loạn quân 17. [亂軍] loạn quân 18. [亂草] loạn thảo 19. [亂臣] loạn thần 20. [亂世] loạn thế 21. [亂射] loạn xạ 22. [內亂] nội loạn 23. [眼花撩亂] nhãn hoa liêu loạn 24. [反亂] phản loạn 25. [作亂] tác loạn 26. [倡亂] xướng loạn

Xem thêm từ Hán Việt

  • đối viên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • anh hoa từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • truyền thuyết, truyện thuyết từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạch hùng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phiên đằng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 亂 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: