兜 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 兜 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

兜 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 兜 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 兜 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 兜 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 兜 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: dou1, ke4;
Juytping quảng đông: dau1;
đâu

(Danh)
Mũ trụ đội lúc ra trận ngày xưa, thường gọi là đâu mâu .

(Danh)
Một thứ mũ hình giống mũ trụ.
◇Hồng Lâu Mộng : Kiến Thám Xuân chánh tòng Thu Sảng trai xuất lai, vi trước đại hồng tinh tinh chiên đẩu bồng, đái trước quan âm đâu , , (Đệ tứ thập cửu hồi) Thấy Thám Xuân vừa từ Thu Sảng Trai ra, khoác áo tơi bằng da đười ươi màu đỏ, đội mũ quan âm.

(Danh)
Áo yếm, tấm khăn quấn trước ngực, dải lưng.
◎Như: đỗ đâu áo yếm, vải quấn bụng, vi đâu khăn che ngực quấn cổ (dùng cho trẻ em khi ăn).

(Danh)
Túi, bọc (trên quần áo).
◎Như: khố đâu túi quần.
◇Thủy hử truyện : Hựu thưởng liễu biệt nhân đổ đích thập lai lưỡng ngân tử, đô lâu tại bố sam đâu lí , (Đệ tam thập bát hồi) Lại đoạt lấy gần mười lạng bạc của con bạc khác, túm cả vào trong bọc áo vải.

(Danh)
Kiệu tre.
◇Mã Trí Viễn : Thúy kiệu hương đâu (Hán cung thu ) Kiệu thúy kiệu hương.

(Danh)
Âm nhạc của một dân tộc thiểu số ở phương Nam Trung Quốc thời xưa.

(Động)
Mê hoặc.

(Động)
Che, trùm.

(Động)
Tụ họp.

(Động)
Ôm, đùm, bọc.
◇Tây du kí 西: Tha khước xuyến chi phân diệp, xao liễu tam cá quả, đâu tại khâm trung , , (Đệ nhị thập tứ hồi) (Hành Giả) chui cành rẽ lá, khều được ba trái (nhân sâm), bọc trong vạt áo.

(Động)
Vòng quanh, xoay vòng.
◎Như: phi cơ đâu quyển tử máy bay lượn vòng.

(Động)
Gánh vác, chịu trách nhiệm.
◎Như: nhược hữu vấn đề ngã đâu trước nếu có vấn đề gì tôi chịu trách nhiệm.

(Động)
Quắp lấy, quơ lấy, bắt.

(Động)
Vá, sửa lại chỗ hư rách, tu bổ.
◇Thang Hiển Tổ : Cha đầu cân phá liễu tu, ngoa đầu trán liễu đâu , (Mẫu đan đình ) Khăn đầu của ta rách đã sửa, mũi giày ủng hở đã vá.

(Động)
Dẫn, dẫn dụ.

(Động)
Chèo kéo, dạm bán.
◎Như: đâu thụ chào hàng.

(Động)
Giương, dùng sức kéo căng (cương ngựa, bắn tên...).
◇Tây du kí 西: Thị vi thần đâu cung nhất tiễn, xạ đảo mãnh hổ , (Đệ nhị hồi) Hạ thần giương cung, chỉ một mũi tên bắn ngã con mãnh hổ.

(Động)
Múc.
◇Thủy hử truyện : Nhất cá khách nhân tiện khứ yết khai dũng cái, đâu liễu nhất biều, nã thượng tiện cật 便, , 便 (Đệ thập lục hồi) Một người khách liền mở nắp thùng, múc một gáo, cầm lên định uống.

Nghĩa chữ nôm của từ 兜

đâu, như "ở đâu; biết đâu; đâu có; đâu sẽ vào đấy" (vhn)
1. [兜捕] đâu bộ 2. [兜鍪] đâu mâu

Xem thêm từ Hán Việt

  • a tòng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chiêu cung từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bổn bộ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đạt thành từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đầu tiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 兜 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: