正 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 正 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

正 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 正 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 正 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 正 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 正 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: zheng4, zheng1;
Juytping quảng đông: zeng3 zing1 zing3;
chánh, chính, chinh

(Tính)
Đúng, thích đáng, hợp với quy phạm, đúng theo phép tắc.
◎Như: chánh đạo đạo phải, chánh lộ đường ngay, chánh thức khuôn phép chính đáng, chánh lí lẽ chính đáng.

(Tính)
Phải (mặt). Đối lại với phản .
◎Như: chánh diện mặt phải.

(Tính)
Ở giữa. Đối lại với thiên .
◎Như: chánh tọa chỗ ngồi chính giữa, chánh sảnh tòa ngồi chính giữa (đại sảnh đường), chánh môn cửa giữa (cửa chính).

(Tính)
Đúng lúc.
◎Như: tí chánh đúng giờ tí, ngọ chánh đúng giờ ngọ.

(Tính)
Ngay, thẳng.
◎Như: công chánh công bằng ngay thẳng, chánh phái đứng đắn, đoan chính.

(Tính)
Thuần nhất, không pha tạp.
◎Như: thuần chánh thuần nguyên, chánh hồng sắc màu đỏ thuần.

(Tính)
Gốc. Đối lại với phó .
◎Như: chánh bổn bản chính, chánh khan bản khắc gốc.

(Tính)
Trưởng, ở bậc trên.
◎Như: chánh tổng (có phó tổng phụ giúp), chánh thất phẩm (tòng thất phẩm kém phẩm chánh).

(Tính)
Dương (vật lí học, số học). Đối với phụ .
◎Như: chánh điện điện dương, chánh số số dương.

(Tính)
Đều.
◎Như: chánh lục giác hình hình lục giác đều.

(Động)
Sửa lại cho đúng, sửa sai, tu cải.
◎Như: khuông chánh giúp đỡ làm cho chánh đáng.
◇Luận Ngữ : Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ , , , , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để sửa mình, như vậy có thể gọi là người ham học.

(Động)
Sửa cho ngay ngắn.
◎Như: chánh kì y quan sửa mũ áo cho ngay ngắn.

(Động)
Phân tích, biện biệt.
◇Luận Ngữ : Tất dã chánh danh hồ (Tử Lộ ) Hẳn là phải biện rõ danh nghĩa.

(Danh)
Chức quan đứng đầu, chủ sự.
◎Như: nhạc chánh chức quan đầu coi âm nhạc, công chánh chức quan đầu coi về công tác.

(Danh)
Vật để làm cớ.

(Danh)
Họ Chánh.

(Phó)
Ngay ngắn.
◇Luận Ngữ : Thăng xa, tất chánh lập, chấp tuy , , (Hương đảng ) Khi lên xe thì đứng ngay ngắn, rồi cầm lấy sợi dây (để bước lên).

(Phó)
Đang.
◎Như: chánh hạ vũ thời lúc trời đang mưa.

(Trợ)
Đúng là.
◇Luận Ngữ : Chánh duy đệ tử bất năng học dã (Thuật nhi ) Đó chính là những điều chúng con không học được.
§ Ghi chú: Trong các nghĩa trên, cũng đọc là chính.Một âm là chinh.

(Tính)
Đầu tiên, thứ nhất.
◎Như: chinh nguyệt tháng giêng (tháng đầu năm).
§ Ngày xưa các nhà vua họ này thay họ khác lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày sửu làm ngày đầu năm, gọi là chinh sóc . Ta quen đọc là chính.

(Danh)
Cái đích tập bắn.
◎Như: chinh hộc giữa đích. Vì thế nên khuôn phép của một sự vật gì cũng gọi là chinh hộc.

Nghĩa chữ nôm của từ 正


chính, như "chính đáng; chính chắn; chính diện" (vhn)
chếnh, như "chếnh choáng" (btcn)
chánh, như "chánh tổng; chánh trực (chính trực)" (gdhn)
chênh, như "chênh vênh, chênh chếch, chông chênh" (gdhn)
giêng, như "tháng giêng" (gdhn)

1. [堂堂正正] đường đường chánh chánh 2. [端正] đoan chánh 3. [不正] bất chánh, bất chinh 4. [補正] bổ chánh 5. [庖正] bào chánh 6. [八正道] bát chính đạo 7. [平正] bình chánh 8. [辨正] biện chánh 9. [更正] canh chánh 10. [改正] cải chính, cải chánh 11. [改邪歸正] cải tà quy chánh 12. [糾正] củ chánh 13. [公正] công chính, công chánh 14. [居正] cư chánh 15. [質正] chất chánh 16. [正案] chánh án 17. [正大] chánh đại 18. [正大光明] chánh đại quang minh 19. [正道] chánh đạo 20. [正途] chánh đồ 21. [正旦] chánh đán 22. [正當] chánh đương, chánh đáng 23. [正宮] chánh cung 24. [正名] chánh danh 25. [正角] chánh giác 26. [正氣] chánh khí 27. [正路] chánh lộ 28. [正理] chánh lí 29. [正論] chánh luận 30. [正言] chánh ngôn 31. [正義] chánh nghĩa 32. [正月] chánh nguyệt 33. [正顏] chánh nhan 34. [正日] chánh nhật 35. [正念] chánh niệm 36. [正犯] chánh phạm 37. [正法] chánh pháp 38. [正風] chánh phong 39. [正果] chánh quả 40. [正色] chánh sắc 41. [正史] chánh sử 42. [正朔] chánh sóc 43. [正心] chánh tâm 44. [正宗] chánh tông 45. [正室] chánh thất 46. [正統] chánh thống 47. [正式] chánh thức 48. [正妻] chánh thê 49. [正直] chánh trực 50. [正中] chánh trung 51. [正傳] chánh truyện 52. [正位] chánh vị 53. [正文] chánh văn 54. [正確] chánh xác 55. [真正] chân chánh 56. [正面] chính diện, chánh diện 57. [正午] chính ngọ, chánh ngọ 58. [正人] chính nhân, chánh nhân 59. [令正] lệnh chánh 60. [反正] phản chánh, phản chính 61. [判正] phán chánh 62. [光明正大] quang minh chính đại 63. [中正] trung chánh 64. [修正] tu chánh

Xem thêm từ Hán Việt

  • hung nha lợi từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • châu hoàn hợp phố từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bối tích từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đọa thai từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hiềm khích từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 正 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: