角 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 角 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

角 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 角 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 角 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 角 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 角 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: jiao3, jue2, gu3, lu4;
Juytping quảng đông: gok3 luk6;
giác, giốc, lộc

(Danh)
Sừng, gạc của các giống thú.
◎Như: ngưu giác sừng bò, lộc giác 鹿 gạc hươu.

(Danh)
Mượn chỉ cầm thú.
◇Dương Duy : San vô giác, thủy vô lân , (Thái huyền , Cùng ) Núi không có cầm thú, sông không có cá.

(Danh)
Xương trán.
◎Như: long chuẩn nhật giác xương trán gồ lên hình chữ nhật.

(Danh)
Tóc trái đào, con trai con gái bé để tóc hai trái đào gọi là giác.
◎Như: gọi lúc trẻ con là tổng giác .
◇Phù sanh lục kí : Dữ dư vi tổng giác giao (Khảm kha kí sầu ) Cùng với tôi là bạn từ thuở bé.

(Danh)
Tiếng giác
, một tiếng trong năm tiếng: cung, thương, giác, chủy, vũ .
§ Ta thường đọc là giốc.

(Danh)
Phương đông.
§ Người xưa coi ngũ thanh, ngũ hành và ngũ phương ứng thuận với nhau: giác ứng với mộc , hướng đông .

(Danh)
Mỏ chim.

(Danh)
Cái tù và.
◇Nguyễn Trãi : Giác thanh vạn lí khê sơn nguyệt (Hạ tiệp ) Tiếng tù và vang muôn dặm dưới trăng nơi núi khe.

(Danh)
Góc (hình học).
◎Như: tam giác hình hình ba góc, trực giác góc vuông.

(Danh)
Góc, xó.
◎Như: tường giác góc tường, ốc giác góc nhà.
◇Lỗ Tấn : Tử tế khán thì, ốc giác thượng hoàn hữu lưỡng cá nhân , (A Q chánh truyện Q) Nhìn kĩ, ở trong góc phòng đã có hai người.

(Danh)
Mũi đất, doi đất.
◎Như: Hảo Vọng giác mũi Hảo Vọng (Nam Phi châu).

(Danh)
Lượng từ: dùng đếm số trâu, bò.
◇Tống Liêm : Tặng điền tam thiên mẫu, ngưu thất thập giác , (Phụng Dương Đan thị tiên oanh bi minh ) Ban cho ruộng ba ngàn mẫu, bò bảy mươi con.

(Danh)
Lượng từ: hào, cắc (tiền).
◎Như: nhất giác một hào, một cắc.

(Danh)
Lượng từ, dùng cho công văn.
◎Như: nhất giác một kiện công văn.
◇Tây du kí 西: Đại vương, ngoại diện hữu nhất lão nhân, bối trước nhất giác văn thư, ngôn thị thượng thiên sai lai đích thiên sứ, hữu thánh chỉ thỉnh nhĩ dã , , , 使, (Đệ tam hồi) Tâu Đại vương, ngoài kia có một ông già, lưng đeo một tờ công văn, nói là sứ giả nhà trời, mang theo thánh chỉ tới mời Đại vương.

(Danh)
Sao Giác , một ngôi sao trong nhị thập bát tú.

(Danh)
Đồ đựng rượu.
◇Thủy hử truyện : Tiên thủ lưỡng giác tửu lai (Đệ thập nhất hồi) Trước tiên, mang hai giác rượu ra đây.

(Danh)
Vai trò (trong phim, kịch).
◎Như: cước sắc vai trò, chủ giác vai chính, giác sắc con hát (nhà nghề) có tiếng.

(Danh)
Chia đóng mỗi chỗ một cánh quân để khiên chế quân giặc gọi là kỉ giác .

(Danh)
Họ Giác.

(Tính)
Sừng dài và ngay ngắn.
◇Luận Ngữ : Lê ngưu chi tử tuynh thả giác, tuy dục vật dụng, san xuyên kì xá chư , , (Ung dã ) Con của con bò cày (khác với bò nuôi riêng để cúng quỷ thần), lông đỏ mà sừng dài và ngay ngắn, dù người ta không muốn dùng (làm vật cúng tế), thần núi thần sông đâu có bỏ nó (mà không hưởng).

(Động)
Ganh đua, cạnh tranh hơn thua.
◎Như: giác lực vật nhau, đấu sức, giác khẩu cãi nhau.
◇Hồng Lâu Mộng : Lâm Đại Ngọc tự dữ Bảo Ngọc giác khẩu hậu, dã tự hậu hối , (Đệ tam thập hồi) Lâm Đại Ngọc từ hôm cãi nhau với Bảo Ngọc, trong bụng hối hận.

(Động)
Làm cho bằng, làm cho quân bình.
◇Lễ Kí : Tắc đồng độ lượng, quân hành thạch, giác đẩu dũng , , (Nguyệt lệnh ) Thì làm cho đo lường như nhau, quân bình cân thạch, ngang bằng đấu hộc.

(Động)
Nghiêng, liếc.
◇Đoạn Thành Thức : Xá Lợi Phất giác nhi chuyển lãi (Dậu dương tạp trở tục tập , Tự tháp kí thượng ) Xá Lợi Phất liếc mắt chuyển động con ngươi.
§ Ghi chú: Còn đọc là giốc.Một âm là lộc.

(Danh)
Lộc Lí tên đất, nay thuộc tỉnh Giang Tô .
§ Cũng viết là Lộc Lí .

(Danh)
Họ kép Lộc Lí .
§ Cũng viết là Lộc Lí .

Nghĩa chữ nôm của từ 角


góc, như "góc bánh; góc cạnh, góc vuông" (vhn)
dạc, như "dạc dài; dõng dạc; vóc dạc" (btcn)
giác, như "giác đấu (vật nhau); khẩu giác (cãi nhau)" (btcn)
chác (gdhn)
giốc, như "giốc (cái còi bằng sừng)" (gdhn)

1. [八角] bát giác 2. [八角形] bát giác hình 3. [鼓角] cổ giác 4. [正角] chánh giác 5. [角帶] giác đái 6. [角落] giác lạc 7. [角門] giác môn 8. [口角] khẩu giác 9. [六角形] lục giác hình 10. [五角大廈] ngũ giác đại hạ 11. [三角形] tam giác hình

Xem thêm từ Hán Việt

  • tá trọng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • kì công từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cường liệt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cảnh hạnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phún xuất nham từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 角 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: