處 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 處 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

處 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 處 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 處 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 處 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 處 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: chu4, chu3;
Juytping quảng đông: cyu2 cyu3 syu3;
xử, xứ

(Động)
Ở, cư trú.
◎Như: cửu xử ở lâu.
◇Mặc Tử : Cổ giả nhân chi thủy sanh, vị hữu cung thất chi thì, nhân lăng khâu quật huyệt nhi xử yên , , (Tiết dụng trung ) Người thời cổ bắt đầu sinh ra, lúc chưa có nhà cửa cung điện, nhân chỗ gò đống hang động mà ở vậy.

(Động)
Giao thiệp, đối đãi.
◎Như: tương xử cùng mọi người giao thiệp qua lại vui hòa, hòa bình cộng xử sống chung hòa bình.

(Động)
Coi sóc, lo liệu, giải quyết.
◎Như: xử trí , khu xử .

(Động)
Đo đắn để cầu cho yên.
◎Như: xử tâm tích lự bận lòng lo nghĩ để cho xứng đáng.

(Động)
Quyết đoán.
◇Hán Thư : Thần ngu bất năng xử dã (Cốc Vĩnh truyện ) Thần ngu dốt không thể quyết đoán được.

(Động)
Quyết định hình án.
◎Như: xử trảm xử án chém, xử giảo xử án thắt cổ.

(Động)
Không ra làm quan, ở ẩn. Trái lại với chữ xuất ra.
◎Như: xuất xử ra ở (ra đời hay ở ẩn).

(Tính)
Còn ở nhà, chưa ra làm quan hoặc chưa đi lấy chồng.
◎Như: xử sĩ kẻ sĩ chưa ra làm quan, xử tử hay xử nữ trinh nữ.
◇Trang Tử : Cơ phu nhược băng tuyết, xước ước nhược xử tử , (Tiêu dao du ) Da thịt như băng tuyết, mềm mại xinh đẹp như gái chưa chồng.

(Danh)
Họ Xử.Một âm là xứ.

(Danh)
Nơi, chỗ.
◎Như: thân thủ dị xứ thân một nơi, đầu một nơi.

(Danh)
Đơn vị tổ chức.
◎Như: tham mưu xứ cơ quan tham mưu.

(Danh)
Cái chỗ, bộ phận của sự vật.
◎Như: ích xứ cái chỗ có ích lợi, trường xứ cái sở trường, dụng xứ cái tài dùng được.
◇Thủy hử truyện : Nhược mông viên ngoại bất khí bần tiện, kết vi tương thức, đãn hữu dụng tửu gia xứ, tiện dữ nhĩ khứ , , , 便 (Đệ tứ hồi) Ví bằng được viên ngoại không bỏ kẻ nghèo hèn, tương hữu kết nhau, thì tôi đây có bao nhiêu tài xin đem ra giúp cả.

(Danh)
Lúc.
◇Liễu Vĩnh : Lưu luyến xứ, lan chu thôi phát , (Hàn thiền thê thiết từ ) Lúc còn lưu luyến, thuyền lan thúc giục ra đi.

(Danh)
Nơi nào đó.
◎Như: đáo xứ đến nơi nào đó, xứ xứ chốn chốn, nơi nơi.

Nghĩa chữ nôm của từ 處


xử, như "xử án, xử phạt, dã xử" (vhn)
xớ, như "xớ rớ (ngẩn ngơ); nói xớ rợ (không thật lòng)" (btcn)
xở, như "xở đi (xéo đi); xoay xở" (btcn)
xứ, như "xứ sở" (btcn)

1. [安處] an xử 2. [陰處] âm xứ 3. [居處] cư xứ, cư xử 4. [錐處囊中] chùy xử nang trung 5. [好處] hảo xứ, hảo xử 6. [分處] phân xứ, phân xử 7. [處理] xử lí 8. [處女] xử nữ 9. [處女航] xử nữ hàng 10. [處女作] xử nữ tác 11. [處決] xử quyết 12. [出處] xuất xứ, xuất xử

Xem thêm từ Hán Việt

  • phận sự từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • công xảo từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tập kích từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tân khổ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chính ngọ, chánh ngọ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 處 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: