明 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 明 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

明 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 明 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 明 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 明 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 明 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ming2;
Juytping quảng đông: ming4;
minh

(Động)
Hiểu, biết.
◎Như: minh bạch hiểu, thâm minh đại nghĩa hiểu rõ nghĩa lớn.

(Động)
Làm sáng tỏ.
◇Lễ Kí : Sở dĩ minh thiên đạo dã (Giao đặc sinh ) Để làm cho sáng tỏ đạo trời vậy.

(Động)
Chiếu sáng.
◇Thi Kinh : Đông phương minh hĩ (Tề phong , Kê minh ) Phương đông đã chiếu sáng rồi.

(Tính)
Sáng.
◎Như: minh nguyệt trăng sáng, minh tinh sao sáng, minh lượng sáng sủa.

(Tính)
Trong sáng.
◎Như: thanh thủy minh kính nước trong gương sáng.

(Tính)
Có trí tuệ.
◎Như: thông minh thông hiểu, minh trí thông minh dĩnh ngộ.

(Tính)
Công khai, không che giấu.
◎Như: minh thương dị đóa, ám tiến nan phòng , giáo đâm thẳng (công khai) dễ tránh né, tên bắn lén khó phòng bị.

(Tính)
Sáng suốt.
◎Như: minh chủ bậc cầm đầu sáng suốt, minh quân vua sáng suốt.

(Tính)
Ngay thẳng, không mờ ám.
◎Như: minh nhân bất tố ám sự người ngay thẳng không làm việc mờ ám, quang minh lỗi lạc sáng sủa dõng dạc.

(Tính)
Sạch sẽ.
◇Trung Dung : Tề minh thịnh phục Ăn mặc chỉnh tề sạch sẽ.

(Tính)
Rõ ràng.
◎Như: minh hiển rõ ràng, minh hiệu hiệu nghiệm rõ ràng.

(Tính)
Sang, sau (dùng cho một thời điểm).
◎Như: minh nhật ngày mai, minh niên sang năm.

(Danh)
Sức nhìn của mắt, thị giác.
◇Lễ Kí : Tử Hạ táng kì tử nhi táng kì minh (Đàn cung thượng ) Ông Tử Hạ mất con (khóc nhiều quá) nên mù mắt.
§ Ghi chú: Vì thế mới gọi sự con chết là táng minh chi thống .

(Danh)
Cõi dương, đối với cõi âm.
◎Như: u minh cõi âm và cõi dương.

(Danh)
Sáng sớm.
◎Như: bình minh rạng sáng.

(Danh)
Thần linh.
◎Như: thần minh thần linh, minh khí đồ vật chôn theo người chết.

(Danh)
Nhà Minh
(1368-1661), Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương đánh được nhà Nguyên lên làm vua lập ra nhà Minh.

(Danh)
Họ Minh.

Nghĩa chữ nôm của từ 明


minh, như "minh mẫn, thông minh" (vhn)
mừng, như "vui mừng" (btcn)
mênh, như "mênh mông" (gdhn)
miêng, như "phân miêng (phân minh)" (gdhn)

1. [白黑分明] bạch hắc phân minh 2. [半透明] bán thấu minh 3. [平明] bình minh 4. [冰雪聰明] băng tuyết thông minh 5. [表明] biểu minh 6. [辨明] biện minh 7. [高明] cao minh 8. [公明] công minh 9. [指明] chỉ minh 10. [證明] chứng minh 11. [正大光明] chánh đại quang minh 12. [注明] chú minh 13. [註明] chú minh 14. [掌上明珠] chưởng thượng minh châu 15. [彰明] chương minh 16. [照明] chiếu minh 17. [昭明] chiêu minh 18. [嚮明] hướng minh 19. [啟明] khải minh 20. [明火執仗] minh hỏa chấp trượng 21. [明目張膽] minh mục trương đảm 22. [明星] minh tinh 23. [分明] phân minh 24. [光明] quang minh 25. [光明正大] quang minh chính đại 26. [哉生明] tai sinh minh 27. [聲明] thanh minh 28. [說明] thuyết minh 29. [文明] văn minh

Xem thêm từ Hán Việt

  • mạnh thu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ẩn cư từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đôn đốc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cao sĩ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trân vệ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 明 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: