cư xứ, cư xử nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

cư xứ, cư xử từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng cư xứ, cư xử trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

cư xứ, cư xử từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm cư xứ, cư xử từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cư xứ, cư xử từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm cư xứ, cư xử tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm cư xứ, cư xử tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).

cư xứ, cư xử
Cư xứ
處: Chỗ ở.
◇Hậu Hán Thư 書:
Cư xứ trắc lậu, dĩ canh học vi nghiệp
陋, 業 (Viên An truyện 傳) Chỗ ở chật hẹp, làm nghề dạy học.
Cư xử
: (1) Chỉ nghi dong cử chỉ hằng ngày.
◇Luận Ngữ 語:
Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí dã
恭, 敬, 忠, 也 (Tử Lộ 路) Hằng ngày ở nhà (nghi dong cử chỉ) phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).
Cư xử
: (2) Chỉ sinh hoạt thường ngày.
◇Luận Ngữ 語:
Phù quân tử chi cư tang, thực chỉ bất cam, văn nhạc bất lạc, cư xử bất an
喪, 甘, , (Dương Hóa 貨) Người quân tử đương khi có tang, ăn món ngon không thấy ngon, nghe nhạc không thấy vui, trong sinh hoạt thường ngày không thấy yên ổn trong lòng.
Cư xử
: (3) Xếp đặt, an bài, xử trí.
◇Liệt nữ truyện 傳:
Mạnh Tử chi thiếu dã, hi du vi mộ gian chi sự, dũng dược trúc mai. Mạnh mẫu viết: Thử phi ngô sở dĩ cư xử tử dã. Nãi khứ
也, , 埋. 曰: 也. 去 (Trâu Mạnh Kha mẫu ) Mạnh Tử hồi nhỏ, thích chơi làm những chuyện ở nghĩa địa, lăn khóc xây mồ chôn cất. Bà mẹ Mạnh Tử nói: Đây không phải là chỗ để cho con ta ở. Bèn dọn nhà đi chỗ khác.

Xem thêm từ Hán Việt

  • phê bác từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nghiễm nhiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bồi hồi từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • câu hiệu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • kịch bổn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ cư xứ, cư xử nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: cư xứ, cư xửCư xứ 居處: Chỗ ở. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: Cư xứ trắc lậu, dĩ canh học vi nghiệp 居處仄陋, 以耕學為業 (Viên An truyện 袁安傳) Chỗ ở chật hẹp, làm nghề dạy học.Cư xử 居處: (1) Chỉ nghi dong cử chỉ hằng ngày. ◇Luận Ngữ 論語: Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí dã 居處恭, 執事敬, 與人忠, 雖之夷狄不可棄也 (Tử Lộ 子路) Hằng ngày ở nhà (nghi dong cử chỉ) phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).Cư xử 居處: (2) Chỉ sinh hoạt thường ngày. ◇Luận Ngữ 論語: Phù quân tử chi cư tang, thực chỉ bất cam, văn nhạc bất lạc, cư xử bất an 夫君子之居喪, 食旨不甘, 聞樂不樂, 居處不安 (Dương Hóa 陽貨) Người quân tử đương khi có tang, ăn món ngon không thấy ngon, nghe nhạc không thấy vui, trong sinh hoạt thường ngày không thấy yên ổn trong lòng.Cư xử 居處: (3) Xếp đặt, an bài, xử trí. ◇Liệt nữ truyện 列女傳: Mạnh Tử chi thiếu dã, hi du vi mộ gian chi sự, dũng dược trúc mai. Mạnh mẫu viết: Thử phi ngô sở dĩ cư xử tử dã. Nãi khứ 孟子之少也, 嬉遊為墓間之事, 踴躍築埋. 孟母曰: 此非吾所以居處子也. 乃去 (Trâu Mạnh Kha mẫu 鄒孟軻母) Mạnh Tử hồi nhỏ, thích chơi làm những chuyện ở nghĩa địa, lăn khóc xây mồ chôn cất. Bà mẹ Mạnh Tử nói: Đây không phải là chỗ để cho con ta ở. Bèn dọn nhà đi chỗ khác.