居 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 居 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

居 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 居 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 居 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 居 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 居 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ju1, ji1;
Juytping quảng đông: geoi1;
cư, kí

(Động)
Ở, cư trú.
◎Như: yến cư ở nhàn, nghĩa là lúc ở trong nhà nhàn rỗi không có việc gì.
◇Luận Ngữ : Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.

(Động)
Ngồi xuống.
◇Luận Ngữ : Cư, ngô ngứ nhữ , (Dương Hóa ) Ngồi xuống đây, ta nói cho anh nghe.

(Động)
Tích chứa, dự trữ.
◎Như: cư tích tích chứa của cải, kì hóa khả cư hàng quý có thể tích trữ (để đợi lúc có giá đem bán).

(Động)
Giữ, ở vào địa vị.
◇Lưu Vũ Tích : Hà nhân cư quý vị? (Vịnh sử ) Người nào giữ được địa vị cao quý?

(Động)
Qua, được (khoảng thời gian).
◇Chiến quốc sách : Cư hữu khoảnh, ỷ trụ đàn kì kiếm, ca viết: Trường kiệp quy lai hồ! Thực vô ngư , , : , (Tề sách tứ ) Ở được ít lâu, (Phùng Huyên) dựa cột gõ vào thanh kiếm mà hát: Chuôi kiếm dài ơi, về đi thôi! Ăn không có cá.

(Động)
Coi như, coi làm.
◇Lão Xá : Tha tự cư vi hiếu tử hiền tôn (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Anh ta tự coi mình là đứa con hiếu thảo, cháu hiền.

(Động)
Chiếm, chiếm hữu.
◎Như: cư kì đa số chiếm đa số.
◇Tấn Thư : Thiên hạ bất như ý, hằng thập cư thất bát , (Dương Hỗ truyện ) Sự bất như ý trong thiên hạ, chiếm hết bảy tám phần mười.

(Động)
Mang chứa, giữ trong lòng.
◎Như: cư tâm phả trắc lòng hiểm ác khôn lường.

(Động)
Trị lí, xử lí.
◇Diêm thiết luận : Cư sự bất lực, dụng tài bất tiết , (Thụ thì ) Xử trị công việc không hết sức, dùng tiền của không kiệm tỉnh.

(Động)
Ngừng, ngưng lại.
◇Dịch Kinh : Biến động bất cư (Hệ từ hạ ) Biến động không ngừng.

(Danh)
Chỗ ở, nhà, trụ sở.
◎Như: cố cư chỗ ở cũ, tân cư chỗ ở mới, thiên cư dời chỗ ở.

(Danh)
Chỉ phần mộ.
◇Thi Kinh : Bách tuế chi hậu, Quy vu kì cư , (Đường phong , Cát sanh ) Sau cuộc sống trăm năm, Em sẽ về chung một phần mộ (của chàng).

(Danh)
Chữ dùng đặt cuối tên cửa hiệu ăn, quán trà, v.v.
◎Như: Minh Hồ cư hiệu Minh Hồ, Đức Lâm cư hiệu Đức Lâm.

(Danh)
Họ .

(Trợ)
Dùng giữa câu, biểu thị cảm thán.
◇Thi Kinh : Nhật cư nguyệt chư, Chiếu lâm hạ thổ , (Bội phong , Nhật nguyệt ) Mặt trời và mặt trăng, Chiếu xuống mặt đất.Một âm là .

(Trợ)
Thế? Vậy? (để hỏi, dùng sau , thùy ).
◇Tả truyện : Quốc hữu nhân yên, thùy kí, kì Mạnh Tiêu hồ , , (Tương công nhị thập tam niên ) Nước (Lỗ) có người tài, ai thế, có phải ông Mạnh Tiêu không?
◇Trang Tử : Hà kí hồ? Hình cố khả sử như cảo mộc, nhi tâm cố khả sử như tử hôi hồ? ? 使, 使? (Tề vật luận ) Sao vậy? Hình lại có thể khiến như gỗ khô, lòng lại có thể khiến như tro nguội?

Nghĩa chữ nôm của từ 居

cư, như "cư dân, cư trú, gia cư; cư sĩ; cư xử" (vhn)
1. [安居樂業] an cư lạc nghiệp 2. [隱居] ẩn cư 3. [同居] đồng cư 4. [白居易] bạch cư dị 5. [卜居] bốc cư 6. [屏居] bính cư 7. [高居] cao cư 8. [居安思危] cư an tư nguy 9. [居第] cư đệ 10. [居停] cư đình 11. [居停主人] cư đình chủ nhân 12. [居憂] cư ưu 13. [居正] cư chánh 14. [居易] cư dị 15. [居民] cư dân 16. [居家] cư gia 17. [居間] cư gian 18. [居奇] cư kì 19. [居留] cư lưu 20. [居然] cư nhiên 21. [居官] cư quan 22. [居所] cư sở 23. [居士] cư sĩ 24. [居喪] cư tang 25. [居心] cư tâm 26. [居積] cư tích 27. [居室] cư thất 28. [居常] cư thường 29. [居宅] cư trạch 30. [居住] cư trú 31. [居貞] cư trinh 32. [居中] cư trung 33. [居無求安] cư vô cầu an 34. [居處] cư xứ, cư xử 35. [鳩居] cưu cư 36. [鳩居鵲巢] cưu cư thước sào 37. [奇貨可居] kì hóa khả cư 38. [寄居] kí cư 39. [僑居] kiều cư 40. [日居月諸] nhật cư nguyệt chư 41. [分居] phân cư

Xem thêm từ Hán Việt

  • thế giới từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khắc lậu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ái mộ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • kiểm tra từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • liêu lạc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 居 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: