為 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 為 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

為 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 為 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 為 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 為 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 為 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: wei4, wei2;
Juytping quảng đông: wai4 wai6;
vi, vị

(Động)
Làm ra, chế ra.
◇Chu Lễ : Vi nhạc khí (Xuân quan , Điển đồng ) Chế ra nhạc khí.

(Động)
Làm.
◎Như: vi thiện tối lạc làm điều lành rất vui, sự tại nhân vi muôn sự do người làm nên.

(Động)
Trị lí, sửa trị.
◎Như: vi quốc trị nước.
◇Luận Ngữ : Vi chánh dĩ đức, thí như bắc thần, cư kì sở, nhi chúng tinh cung chi , , , (Vi chánh ) Trị lí (làm việc trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa), thì cũng như sao bắc đẩu ở chỗ của nó, mà các sao khác hướng theo cả.

(Động)
Đặt ra, lập ra, thiết trí.
◇Liễu Tông Nguyên : Tần hữu thiên hạ, liệt đô hội nhi vi chi quận ấp , (Phong kiến luận ) Nhà Tần nắm được thiên hạ, chia cắt các đô hội mà đặt ra quận ấp.

(Động)
Đảm nhiệm, giữ chức.
◇Luận Ngữ : Tử Du vi Vũ Thành tể (Ung dã ) Tử Du giữ chức tể ở Vũ Thành.

(Động)
Biến thành, trở thành.
◇Thi Kinh : Cao ngạn vi cốc, Thâm cốc vi lăng , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Bờ cao thành hang, Vực sâu thành gò.

(Động)
Là.
◎Như: thất bại vi thành công chi mẫu thất bại là mẹ thành công.

(Động)
Khiến, làm cho.
◇Dịch Kinh : Tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc , (Tỉnh quái ) Giếng rửa sạch mà không dùng, khiến lòng ta xót xa.

(Động)
Bị (thể thụ động).
◇Luận Ngữ : Bất vi tửu khốn (Tử Hãn ) Không bị rượu làm cho khốn đốn.(Liên) Thì, thì là.
§ Dùng như tắc .
◇Luận Ngữ : Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa vi loạn, tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo , (Dương Hóa ) Người quân tử có dũng mà không có nghĩa thì là phản loạn, kẻ tiểu nhân có dũng mà không có nghĩa thì đi trộm cướp.(Liên) Nếu, như quả.
◇Hàn Phi Tử : Vương thậm hỉ nhân chi yểm khẩu dã ,vi cận vương, tất yểm khẩu , , (Nội trữ thuyết hạ ) Vua rất thích người ta che miệng, nếu ở gần vua, thì phải che miệng.(Liên) Hay là, hoặc là.
◇Vương Duy : Quân gia Thiếu Thất tây, Vi phục Thiếu Thất đông 西, (Vấn khấu giáo thư song khê 谿) Nhà ông ở phía tây núi Thiếu Thất, Hay ở phía đông núi Thiếu Thất?

(Trợ)
Đặt cuối câu, biểu thị nghi vấn.
◇Luận Ngữ : Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi? , (Nhan Uyên ) Người quân tử chỉ cần cái chất (bản chất tốt) là đủ, cần chi tới văn (văn sức bề ngoài)?

(Trợ)
Đặt cuối câu, biểu thị cảm thán.
◇Trang Tử : Quy hưu hồ quân, dữ sở dụng thiên hạ vi! , (Tiêu dao du ) Xin về với ngôi vua của ông đi, ta chẳng dùng đến thiên hạ làm gì cả!

(Trợ)
Rất, thật là.
◎Như: đại vi cao hứng rất là hứng khởi, thậm vi trọng yếu thật là quan trọng.Một âm là vị.

(Trợ)
Vì (mục đích).
◎Như: vị chánh nghĩa nhi chiến vì chính nghĩa mà chiến tranh.

(Trợ)
Vì, bởi, do (nguyên nhân).
◎Như: vị hà bất khứ? vì sao không đi?

(Trợ)
Cho, để cho.
◎Như: vị dân phục vụ phục vụ cho dân (vì dân mà phục vụ).

(Trợ)
Với, đối với, hướng về.
◇Đào Uyên Minh : Thử trung nhân ngữ vân: Bất túc vị ngoại nhân đạo dã : (Đào hoa nguyên kí ) Trong bọn họ có người dặn: Ðừng kể với người ngoài hay làm gì nhé!

(Động)
Giúp.
◇Luận Ngữ : Phu tử bất vị dã (Thuật nhi ) Nhà thầy chẳng giúp vậy.Cũng viết là vi .

Nghĩa chữ nôm của từ 為


vi, như "vi sinh (kiếm ăn), vi nhị (chia đôi)" (gdhn)
vị, như "vị (vì, nâng đỡ)" (gdhn)

1. [多文為富] đa văn vi phú 2. [指鹿為馬] chỉ lộc vi mã 3. [指腹為婚] chỉ phúc vi hôn 4. [因為] nhân vi 5. [人為] nhân vi 6. [所為] sở vi

Xem thêm từ Hán Việt

  • chi phí từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • canh chức từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiếm vị từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đãi công từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bổn triều từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 為 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: