通 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 通 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

通 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 通 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 通 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 通 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 通 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: tong1, tong4;
Juytping quảng đông: tung1;
thông

(Tính)
Không bị tắc nghẽn, xuyên qua được.
◎Như: thủy quản bất thông liễu ống nước không chảy qua được rồi.

(Tính)
Lưu loát, xuông xẻ, trơn tru.
◎Như: sướng thông thông suốt, nhĩ đích tác văn tả đắc bất cú thông thuận bài viết của anh không được lưu loát.
◇Phạm Trọng Yêm : Chánh thông nhân hòa, bách phế cụ hưng , (Nhạc Dương Lâu kí ) Việc cai trị xuông xẻ, dân chúng hòa thuận, mọi việc đều chỉnh đốn.

(Tính)
Thuận lợi.
◎Như: tinh vận hanh thông số vận trôi chảy thuận lợi.

(Tính)
Linh hoạt, không cố chấp.
◎Như: viên thông linh động, không cố chấp, khai thông cởi mở, khoáng đạt.

(Tính)
Sâu rộng, uyên bác (kiến thức, học vấn).
◎Như: thông nhân người có học thức rộng, bác học thông nho người học rộng biết nhiều.

(Tính)
Thường có, chung.
◎Như: thông xưng tiếng thường gọi, thông lễ lễ mọi người đều theo, hiếu dật ố lao thị nhất bàn nhân đích thông bệnh ham nhàn dật ghét lao nhọc là tật chung của người thường.

(Tính)
Suốt, cả.
◎Như: thông tiêu suốt đêm.
◇Mạnh Tử : Khuông Chương thông quốc giai xưng bất hiếu yên (Li Lâu hạ ) Khuông Chương, cả nước đều gọi là người bất hiếu.

(Phó)
Tất cả, hết cả, đều.
◎Như: thông thông nã khứ ba đem về hết đi.
◇Hồng Lâu Mộng : Tha thuyết đích ngã thông bất đổng, chẩm ma bất cai phạt! , (Đệ nhị thập bát hồi) Anh ấy nói tôi chẳng hiểu gì cả, sao lại không đáng phạt!

(Động)
Đạt tới.
◎Như: thông đáo đạt đến.
◇Quốc ngữ : Đạo viễn nan thông (Tấn ngữ nhị ) Đường xa khó tới.

(Động)
Qua lại, giao tiếp.
◎Như: thông thương giao thương.
◇Hán Thư : Ngô văn Tào Khâu Sanh phi trưởng giả, vật dữ thông , (Quý Bố truyện ) Tôi nghe nói Tào Khâu Sanh không phải là bậc trưởng giả, chớ kết giao với ông ta.

(Động)
Bảo cho biết.
◎Như: thông báo báo cho biết, thông tri bảo cho biết.
◇Liêu trai chí dị : Môn giả hốt thông Diệp sanh chí (Diệp sinh ) Người canh cửa chợt báo tin có Diệp sinh đến.

(Động)
Hiểu, biết rõ.
◎Như: thông hiểu hiểu rõ, tinh thông hiểu rành rẽ.

(Động)
Trai gái đi lại vụng trộm với nhau.
◎Như: tư thông gian dâm.
◇Tả truyện : Toại cập Văn Khương như Tề, Tề Hầu thông yên , (Hoàn Công thập bát niên ) Khi Văn Khương đến nước Tề, Tề Hầu gian dâm (với Văn Khương).

(Danh)
Người biết rành một vấn đề, sự vật nào đó.
◎Như: số học thông người giỏi toán.

(Danh)
Lượng từ. (1) Bức, cú (đơn vị dùng cho thư từ, điện thoại, điện báo...).
◎Như: tam thông điện báo ba bức điện báo. (2) Tiếng đập, gõ (chuông, trống).
◎Như: lụy cổ tam thông đánh ba tiếng trống.

Nghĩa chữ nôm của từ 通


thông, như "thông hiểu" (vhn)
thong, như "thong dong" (btcn)

1. [博古通今] bác cổ thông kim 2. [感通] cảm thông 3. [窮則變, 變則通] cùng tắc biến, biến tắc thông 4. [窮通] cùng thông 5. [交通] giao thông 6. [貫通] quán thông 7. [通判] thông phán 8. [通訊社] thông tấn xã

Xem thêm từ Hán Việt

  • doanh hoàn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phân giải từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sử gia từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạc cụ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bưu hưu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 通 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: