閒 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 閒 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

閒 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 閒 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 閒 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 閒 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 閒 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: xian2, jian1, jian4;
Juytping quảng đông: gaan1 gaan3 haan4;
nhàn, gian, gián

(Danh)
Lúc rảnh rỗi, thời kì không có việc phải làm.
◎Như: nông nhàn thời kì rảnh việc của nhà nông, mang trung thâu nhàn trong khi bận rộn có được chút rảnh rỗi.

(Danh)
Chức vụ không quan trọng, ít việc phải làm.

(Tính)
Rảnh rỗi, vô sự.
◎Như: không nhàn rảnh rang, nhàn hạ rảnh rỗi.

(Tính)
Thong dong, yên ổn.
◎Như: nhàn nhã thong dong, yên ổn, nhàn tình dật trí yên vui thong dong.

(Tính)
Để không.
◎Như: nhàn điền ruộng bỏ không, nhàn phòng buổng để không, nhàn tiền tiền không dùng đến.

(Tính)
Không liên can tới sự việc, vô phận sự.
◎Như: nhàn nhân miễn tiến người vô phận sự xin đừng vào.

(Phó)
Tùy ý, không phải bận tâm.
◎Như: nhàn xả nói chuyện phiếm, tán gẫu, nhàn cuống đi rong chơi, nhàn liêu nói chuyện vãn.Một âm là gian.
§ Ngày xưa dùng như chữ gian .

(Danh)
Khoảng, ở giữa, bên trong (nói về không gian hoặc thời gian).
◇Luận Ngữ : Quân tử vô chung thực chi gian vi nhân (Lí nhân ) Người quân tử, dù trong khoảng thời gian một bữa ăn, cũng không làm trái điều nhân.

(Danh)
Một lát, khoảnh khắc.
◇Trang Tử : Biển Tử nhập, tọa hữu gian, ngưỡng thiên nhi thán , , (Đạt sanh ) Biển Tử vào, ngồi một lát, ngửa mặt lên trời thở dài.

(Danh)
Thời gian gần đây, cận lai.
◇Hán Thư : Đế gian nhan sắc sấu hắc (Tự truyện thượng ) Khoảng gần đây vẻ mặt vua gầy đen.Một âm là gián.
§ Ngày xưa dùng như chữ gián .

(Danh)
Kẽ hở, lỗ hổng.

(Danh)
Khoảng cách, sai biệt.

(Danh)
Gián điệp.

(Động)
Chia rẽ, hiềm khích.

(Động)
Ngăn cách, cách trở.

(Động)
Xen lẫn.

(Động)
Li gián.

(Động)
Dò thám.

(Động)
Chê trách, hủy báng.
◇Luận Ngữ : Hiếu tai Mẫn Tử Khiên! Nhân bất gián ư kì phụ mẫu côn đệ chi ngôn ! (Tiên tiến ) Hiếu thuận thay, anh Mẫn Tử Khiên! Không ai chê trách gì lời (khen ngợi anh) của cha mẹ và anh em.

(Động)
Đắp đổi, thay phiên.
◇Thư Kinh : Sanh dong dĩ gián (Ích tắc ) Sênh và chuông đắp đổi.

(Động)
Thuyên dũ, bệnh giảm.
◇Luận Ngữ : Tử tật bệnh, Tử Lộ sử môn nhân vi thần. Bệnh gián, viết: Cửu hĩ tai! Do chi hành trá dã, vô thần nhi vi hữu thần , 使. , : ! , (Tử Hãn ) Khổng Tử đau nặng, Tử Lộ bảo anh em đồng môn làm như gia thần (để hộ tang theo lễ đại phu nếu Khổng Tử mãn phần). Bệnh giảm, Khổng Tử bảo: (Trò đùa) kéo dài đủ lâu rồi! Anh Do làm chuyện lừa dối đó, ta không có gia thần mà làm ra có gia thần.

(Phó)
Bí mật, lén lút, không công khai.
◇Sử Kí : Cố lệnh nhân trì bích quy, gián chí Triệu hĩ , (Liêm Pha Lạn Tương Như liệt truyện ) Nên đã sai người mang ngọc bích bí mật về tới nước Triệu rồi.

Nghĩa chữ nôm của từ 閒


nhàn, như "nhàn hạ, nhàn rỗi, thanh nhàn" (vhn)
gián, như "gián đoạn; gián tiếp; gián điệp" (gdhn)

1. [安閒] an nhàn 2. [優閒] ưu nhàn 3. [休閒] hưu nhàn

Xem thêm từ Hán Việt

  • bát cảnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạch dân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chủng đức từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia nghiêm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ái sa ni á từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 閒 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: