方 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 方 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

方 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 方 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 方 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 方 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 方 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: fang1, feng1, pang2, wang3;
Juytping quảng đông: fong1;
phương

(Danh)
Hai thuyền cùng đi liền nhau, bè trúc. Cũng chỉ đi bằng thuyền hoặc bè.
◇Thi Kinh : Tựu kì thâm hĩ, Phương chi chu chi , (Bội phong , Cốc phong ) Đến chỗ nước sâu, Thì đi bằng bè hay bằng thuyền.

(Danh)
Hình có bốn góc vuông (góc 90 độ).
◎Như: chánh phương hình hình vuông, trường phương hình hình chữ nhật.

(Danh)
Ngày xưa gọi đất là phương.
◇Hoài Nam Tử : Đái viên lí phương (Bổn kinh ) Đội trời đạp đất.

(Danh)
Nơi, chốn, khu vực.
◎Như: địa phương nơi chốn, viễn phương nơi xa.

(Danh)
Vị trí, hướng.
◎Như: đông phương phương đông, hà phương phương nào?

(Danh)
Thuật, phép, biện pháp.
◎Như: thiên phương bách kế trăm kế nghìn phương.

(Danh)
Nghề thuật.
◎Như: phương sĩ , phương kĩ kẻ chuyên về một nghề, thuật như bùa thuốc, tướng số.

(Danh)
Thuốc trị bệnh.
◎Như: cấm phương phương thuốc cấm truyền, bí phương phương thuốc bí truyền, phương tử đơn thuốc.
◇Trang Tử : Khách văn chi, thỉnh mãi kì phương bách kim , (Tiêu dao du ) Khách nghe chuyện, xin mua phương thuốc đó (làm cho khỏi nứt nẻ tay) trăm lạng vàng.

(Danh)
Phép nhân lên một con số với chính nó (toán học).
◎Như: bình phương lũy thừa hai, lập phương lũy thừa ba.

(Danh)
Đạo đức, đạo lí, thường quy.
◎Như: hữu điếm quan phương có vết nhục đến đạo đức làm quan, nghĩa phương hữu huấn có dạy về đạo nghĩa.

(Danh)
Lượng từ: đơn vị dùng cho các vật hình vuông hay chữ nhật. Tương đương với khối , .
◎Như: biển ngạch nhất phương một tấm hoành phi, tam phương đồ chương ba bức tranh in.

(Danh)
Chữ dùng ngày xưa để đo lường diện tích. Sau chỉ bề dài bề rộng gồm bao nhiêu, tức chu vi.
◇Luận Ngữ : Phương lục thất thập, như ngũ lục thập, Cầu dã vi chi, bỉ cập tam niên, khả sử túc dân , , , , 使 (Tiên tiến ) (Nước có) chu vi sáu bảy chục dặm hoặc năm sáu chục dặm, (Nhiễm) Cầu tôi cai quản thì vừa đầy ba năm có thể làm cho dân no đủ.

(Danh)
Vân gỗ.

(Danh)
Loài, giống.

(Danh)
Lúa mới đâm bông chưa chắc.

(Danh)
Phương diện.
◇Vương Duy : San phân bát diện, thạch hữu tam phương , (Họa học bí quyết ) Núi chia ra tám mặt, đá có ba phương diện.

(Danh)
Họ Phương.

(Tính)
Vuông (hình).
◎Như: phương trác bàn vuông.

(Tính)
Ngay thẳng.
◎Như: phẩm hạnh phương chánh phẩm hạnh ngay thẳng.
◇Đạo Đức Kinh : Thị dĩ thánh nhân phương nhi bất cát, liêm nhi bất quế
(Chương 58) Như thế bậc thánh nhân chính trực mà không làm thương tổn người, có góc cạnh mà không làm hại người.

(Tính)
Thuộc về một nơi chốn.
◎Như: phương ngôn tiếng địa phương, phương âm giọng nói địa phương, phương chí sách ghi chép về địa phương.

(Tính)
Ngang nhau, đều nhau, song song.
◎Như: phương chu hai chiếc thuyền song song.

(Động)
Làm trái.
◎Như: phương mệnh trái mệnh lệnh.
◇Tô Thức : Cổn phương mệnh bĩ tộc (Hình thưởng ) Cổn (cha vua Vũ ) trái mệnh và bại hoại.

(Động)
So sánh, phê bình, chỉ trích.
◇Luận Ngữ : Tử Cống phương nhân. Tử viết: Tứ dã hiền hồ tai? Phù ngã tắc bất hạ . : ? (Hiến vấn ) Tử Cống hay so sánh người này với người khác. Khổng Tử nói: Anh Tứ giỏi thế sao? Ta thì không rảnh (để làm chuyện đó).

(Phó)
Mới, rồi mới.
◇Lí Thương Ẩn : Xuân tàm đáo tử ti phương tận (Vô đề ) Tằm xuân đến chết mới hết nhả tơ. Nguyễn Du dịch thơ: Con tằm đến thác cũng còn vương tơ.

(Phó)
Đang, còn đang.
◎Như: lai nhật phương trường ngày tháng còn dài.

(Giới)

Đương, tại, khi, lúc.
◇Trang Tử : Phương kì mộng dã, bất tri kì mộng dã , (Tề vật luận ) Đương khi chiêm bao thì không biết mình chiêm bao.

Nghĩa chữ nôm của từ 方


phương, như "bốn phương" (vhn)
vuông, như "vuông vức" (btcn)

1. [多方] đa phương 2. [地方] địa phương 3. [單方] đơn phương 4. [八方] bát phương 5. [平方] bình phương 6. [禁方] cấm phương 7. [六方] lục phương 8. [五方] ngũ phương 9. [方案] phương án 10. [方面] phương diện 11. [方向] phương hướng 12. [方便] phương tiện 13. [方丈] phương trượng 14. [官方] quan phương 15. [雙方] song phương 16. [借方] tá phương 17. [西方] tây phương 18. [他方] tha phương 19. [乘方] thừa phương 20. [仙方] tiên phương 21. [無方] vô phương

Xem thêm từ Hán Việt

  • cực độ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • kim nhật từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cấp cấp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhất thế từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • miễn dịch từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 方 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: