蓋 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 蓋 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

蓋 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 蓋 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 蓋 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 蓋 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 蓋 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: gai4, ge3, he2;
Juytping quảng đông: gap3 goi3 hap6 koi3;
cái, hạp

(Danh)
Cỏ mao.

(Danh)
Tên đất. Nay thuộc tỉnh Sơn Đông .

(Danh)
Họ Cái.

(Danh)
Gọi chung những thứ dùng để che đậy: nắp, vung, nút, mui, ô, dù, lọng.
◎Như: oa cái vung nồi.
◇Khổng Tử gia ngữ : Khổng Tử tương hành, vũ nhi vô cái , (Quyển nhị, Trí tư ) Khổng Tử sắp đi, trời mưa mà không có dù che.

(Danh)
Điều nguy hại.
◎Như: vô cái vô hại.

(Động)
Che, trùm, lợp.
◇Hoài Nam Tử : Nhật nguyệt dục minh, nhi phù vân cái chi , (Thuyết lâm ) Mặt trời mặt trăng muốn chiếu sáng, nhưng mây (nổi) che lấp đi.

(Động)
Đậy.
◎Như: cái quan luận định đậy nắp hòm mới khen chê hay dở.

(Động)
Đóng (dấu), ấn lên trên.
◎Như: cái chương đóng dấu, cái bưu trạc đóng dấu nhà bưu điện.

(Động)
Xây, cất.
◎Như: cái đình xa tràng xây cất chỗ đậu xe.
◇Thủy hử truyện : Đạo Quân nhân cái Vạn Tuế san, sai nhất bàn thập cá chế sứ khứ Thái Hồ biên bàn vận hoa thạch cương phó kinh giao nạp , 使 (Đệ thập nhị hồi) (Vua) Đạo Quân nhân (muốn) xây núi Vạn Tuế, sai chục viên chế sứ đến Thái Hồ chuyển vận đá hoa cương đem về kinh đô.

(Động)
Siêu việt, trội hơn, át hẳn.
◇Sử Kí : Lực bạt san hề khí cái thế, Thì bất lợi hề chuy bất thệ , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sức nhổ núi chừ, hùng khí trùm đời, Thời không gặp chừ, ngựa Chuy không chạy.

(Động)
Nói khoác.

(Phó)
Đại khái, đại để, ước chừng có.
◇Luận Ngữ : Cái hữu chi hĩ, ngã vị chi kiến dã , (Lí nhân ) Ước chừng có chăng, mà ta chưa thấy.

(Phó)
Có lẽ, hình như.
◇Sử Kí : Dư đăng Cơ san, kì thượng cái hữu Hứa Do trủng vân , (Bá Di liệt truyện ) Ta lên núi Cơ, trên ấy hình như có mộ của Hứa Do.(Liên) Vì, bởi vì.
◇Sử Kí : Khổng Tử hãn xưng mệnh, cái nan ngôn chi dã , (Ngoại thích thế gia tự ) Khổng Tử ít nói đến mệnh, vì mệnh khó nói vậy.

(Trợ)
Dùng làm phát ngữ từ.
◇Âu Dương Tu : Cái phù thu chi vi trạng dã, kì sắc thảm đạm, yên phi vân liễm , , (Thu thanh phú ) Ôi, hình trạng mùa thu, sắc thì ảm đạm, khói tỏa, mây thâu.Một âm là hạp.

(Phó)
Biểu thị nghi vấn: Sao, sao mà, đâu.
§ Cũng như hạp .
◇Chiến quốc sách : Nhân sanh thế thượng, thế vị phú hậu, hạp khả hốt hồ tai! , , (Tần sách nhất , Tô Tần truyện ) Người sinh ở đời, thế lực, chức vị và tiền bạc có thể coi thường được đâu!

(Phó)
Sao chẳng, sao không.
◇Lễ Kí : Tử hạp ngôn tử chi chí ư công hồ? (Đàn cung thượng ) Sao ông không nói ý ông với ngài?

Nghĩa chữ nôm của từ 蓋

cái, như "trà hồ cái (cái nắp)" (vhn)
1. [蓋代] cái đại 2. [蓋頭] cái đầu 3. [蓋闕] cái khuyết 4. [蓋然] cái nhiên 5. [蓋棺論定] cái quan luận định 6. [蓋藏] cái tàng 7. [蓋世] cái thế 8. [冠蓋] quan cái

Xem thêm từ Hán Việt

  • ngũ bá từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tùng thư từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phản thủ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chất số từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia quán từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 蓋 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: