遺 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 遺 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

遺 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 遺 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 遺 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 遺 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 遺 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: yi2, wei4, sui2;
Juytping quảng đông: wai4 wai6;
di, dị

(Động)
Mất, đánh rơi.
◇Hàn Phi Tử : Tề Hoàn Công ẩm tửu túy, di kì quan, sỉ chi, tam nhật bất triều , , , (Nan nhị ) Tề Hoàn Công uống rượu say, làm mất mũ của mình, xấu hổ, ba ngày không vào triều.

(Động)
Bỏ sót.
◇Hàn Phi Tử : Hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di thất phu , (Hữu độ ) Phạt lỗi không kiêng nể đại thần, khen thưởng không bỏ sót người thường.

(Động)
Để lại.
◎Như: di xú vạn niên để lại tiếng xấu muôn đời.
◇Nguyễn Trãi : Anh hùng di hận kỉ thiên niên (Quan hải ) Anh hùng để lại mối hận đến mấy nghìn năm.

(Động)
Vứt bỏ.

(Động)
Bỏ đi, xa lìa.
◇Trang Tử : Hướng giả tiên sanh hình thể quật nhược cảo mộc, tự di vật li nhân nhi lập ư độc dã , (Điền Tử Phương ) Ban nãy tiên sinh hình thể trơ như gỗ khô, tựa như từ bỏ vật, xa lìa người mà đứng một mình.

(Động)
Quên.
◇Hiếu Kinh : Tích giả minh vương chi dĩ hiếu trị thiên hạ dã, bất cảm di tiểu quốc chi thần (Hiếu trị chương ) Xưa bậc vua sáng suốt lấy hiếu cai trị thiên hạ, không dám quên bề tôi những nước nhỏ.

(Động)
Bài tiết.
◎Như: di niệu 尿 đi tiểu, di xí đi đại tiện.
◇Sử Kí : Liêm tướng quân tuy lão, thượng thiện phạn, nhiên dữ thần tọa, khoảnh chi, tam di thỉ hĩ , , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Liêm tướng quân tuy già nhưng ăn còn khỏe. Có điều ngồi với tôi một lúc mà bỏ đi đại tiện đến ba lần.

(Động)
Thặng dư, thừa ra.
◎Như: nhất lãm vô di nhìn bao quát thấy rõ khắp cả.
§ Cũng nói là nhất lãm vô dư .

(Danh)
Vật rơi, vật bỏ mất.
◎Như: thập di nhặt nhạnh vật bỏ sót, bổ di bù chỗ thiếu sót.
◇Tư Mã Thiên : Thứ chi hựu bất năng thập di bộ khuyết, chiêu hiền tiến năng, hiển nham huyệt chi sĩ , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Lại không biết nhặt cái bỏ sót bù chỗ thiếu, chiêu vời kẻ hiền tiến cử người tài, làm hiển lộ kẻ sĩ ở ẩn nơi hang núi.

(Tính)
Còn lại
◎Như: di ngôn lời để lại (của người đã mất), di sản của cải để lại.Một âm là dị.

(Động)
Tặng, cấp cho.
◇Sử Kí : Hán Vương diệc nhân lệnh Lương hậu dị Hạng Bá, sử thỉnh Hán Trung địa , 使 (Lưu Hầu thế gia ) Hán vương cũng nhân đó sai Lương đem tặng hậu hĩ cho Hạng Bá, nhờ Hạng Bá xin đất Hán Trung cho mình.

Nghĩa chữ nôm của từ 遺

di, như "di thất (đánh mất), di vong (quên)" (vhn)
1. [補遺] bổ di 2. [遺蔭] di ấm 3. [遺孀] di sương

Xem thêm từ Hán Việt

  • tiên ban từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chiến thư từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiền phong từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chủ bút từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia dĩ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 遺 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: