數 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 數 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

數 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 數 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 數 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 數 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 數 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: shu4, shu3, cu4, shuo4;
Juytping quảng đông: sok3 sou2 sou3;
sổ, số, sác, xúc

(Động)
Đếm.
◇Trang Tử : Phún tắc đại giả như châu, tiểu giả như vụ, tạp nhi hạ giả, bất khả thắng sổ dã , , , (Thu thủy ) Phun ra giọt lớn bằng hạt trai, giọt nhỏ như hạt sương mù, lộn xộn rơi xuống, không thể đếm xuể.

(Động)
Trách mắng.
◎Như: diện sổ kì tội ngay mặt trách tội.

(Động)
Kể, cân nhắc.
◎Như: sổ điển vong tổ mất gốc (kể điển tích quên cả chức sự của tổ), bất túc sổ không đủ để kể.

(Phó)
Được coi là.
◎Như: toàn ban sổ tha công khóa tối hảo trong cả lớp, anh ta được coi là học giỏi nhất.

(Tính)
Vài, mấy.
◎Như: sổ nhật vài ba ngày, sổ khẩu vài ba miệng.Một âm là số.

(Danh)
Số mục, số lượng.
◎Như: nhân số số người, thứ sổ số lần.

(Danh)
Phép toán thời xưa, là một trong lục nghệ sáu môn học cơ bản (lễ , nhạc , xạ bắn, ngự cầm cương cưỡi ngựa, thư viết, số học về toán).

(Danh)
Thuật bói, thuật chiêm bốc.

(Danh)
Vận mệnh, khí vận.
◇Hồng Lâu Mộng : Thử diệc tĩnh cực tư động, vô trung sanh hữu chi số dã , (Đệ nhất hồi) Đấy cũng là cái số kiếp "tĩnh lắm thì nghĩ tới động", "từ không sinh ra có" đó thôi.

(Danh)
Quy luật, phép tắc.
◇Hậu Hán Thư : Phù cùng cao tắc nguy, đại mãn tắc dật, nguyệt doanh tắc khuyết, nhật trung tắc di, phàm thử tứ giả, tự nhiên chi số dã , 滿, , , , (Lí cố truyện ) Cao tới cùng thì nguy hiểm, đầy quá thì tràn, trăng tròn rồi khuyết, mặt trời ở giữa thì dời đi, phàm bốn điều đó, là những quy luật tự nhiên vậy.

(Danh)
Tài nghệ.
◇Mạnh Tử : Kim phù dịch chi vi số, tiểu số dã , (Cáo tử thượng ) Nay đánh cờ là một tài nghệ, (nhưng chỉ là) một tài nghệ nhỏ thôi.Lại một âm là sác.

(Phó)
Luôn luôn, thường, nhiều lần.
◎Như: mạch sác mạch chạy mau, sác kiến thấy luôn.
◇Chiến quốc sách : Yên tiểu nhược, sác khốn ư binh , (Yên sách tam ) Nước Yên nhỏ yếu, thường khốn đốn vì chiến tranh.Một âm nữa là xúc.

(Tính)
Nhỏ, đan mau.
◇Mạnh Tử : Xúc cổ bất nhập ô trì 洿 (Lương Huệ Vương thượng ) Lưới đan mau không vào ao dơ bẩn.

Nghĩa chữ nôm của từ 數


số, như "số học; số mạng; số là" (vhn)
sộ, như "đồ sộ" (btcn)
sỗ, như "sỗ sàng" (btcn)
sổ, như "cuốn sổ; chim sổ lồng" (gdhn)
xọ, như "chuyện nọ lại xọ chuyện kia" (gdhn)

1. [多數] đa số 2. [大多數] đại đa số 3. [倒數] đảo số 4. [備數] bị số 5. [級數] cấp số 6. [質數] chất số 7. [指數] chỉ số 8. [整數] chỉnh số 9. [係數] hệ số 10. [函數] hàm số 11. [偶數] ngẫu số 12. [人數] nhân số 13. [分數] phận số, phân số 14. [數量] số lượng 15. [充數] sung số 16. [比數] tỉ số, tỉ sổ 17. [總數] tổng sổ

Xem thêm từ Hán Việt

  • bằng yến từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bổn mệnh, bản mệnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • xuất hành từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cô bạt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khuynh trắc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 數 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: