比 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 比 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

比 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 比 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 比 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 比 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 比 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: bi3, bi4, pi2, pi3;
Juytping quảng đông: bei2 bei6 pei4;
bỉ, bí, bì, tỉ

(Động)
So sánh, đọ.
◎Như: bất năng tương bỉ không thể so sánh với nhau được.

(Động)
Ngang với, coi như.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Thử nhân mỗi thường tự bỉ Quản Trọng, Nhạc Nghị , (Đệ tam thập lục hồi) Người đó thường tự coi mình ngang với Quản Trọng, Nhạc Nghị.

(Động)
Noi theo, mô phỏng.
◎Như: bỉ trước hồ lô họa biều phỏng theo cái hồ lô vẽ trái bầu (ý nói không có tinh thần sáng tạo).
◇Chiến quốc sách : Tự chi, bỉ môn hạ khách , (Tề sách tứ , Tề nhân hữu Phùng Huyên giả ) Cho ông ta ăn theo như môn khách bậc thấp.
§ Ghi chú: Các môn khách của Mạnh Thường Quân có ba hạng: thượng, trung và hạ, tùy theo hạng mà được nuôi cho ăn thịt, cá, rau, v.v.

(Động)
Ra hiệu bằng tay.
◇Hồng Lâu Mộng : Nhân vi Bảo thư yếu khán ngai nhạn, ngã bỉ cấp tha khán, bất tưởng thất liễu thủ , , (Đệ nhị thập cửu hồi) Vì chị Bảo muốn xem con Nhạn ngố, tôi ra hiệu cho chị ấy, không ngờ lỡ tay.

(Động)
Ví như.
◇Hồng Lâu Mộng : Biệt thuyết đa liễu, chỉ nã tiền nhi Kì Quan đích sự bỉ cấp nhĩ môn thính
, (Đệ tam thập tứ hồi) Không cần nói nhiều, chỉ lấy chuyện Kỳ Quan hôm nọ lấy làm ví dụ nói cho mấy người nghe.

(Động)
Biểu thị kết quả tranh tài.
◎Như: cạnh tái kết quả vi ngũ bỉ nhất kết quả trận đấu là năm trên một (tỉ số 5:1).

(Danh)
Một trong sáu nghĩa của Thi Kinh (phong, phú, bỉ
, hứng, nhã, tụng , , , , , ).

(Danh)
Lệ, sự đã làm.

(Danh)
Tên tắt của Bỉ-lị-thì nước Bỉ
(Belgium) ở châu Âu.

(Giới)

So với.

(Động)
Sát, kề.
◎Như: bỉ kiên nhi hành kề vai nhau mà đi.Một âm là .

(Động)
Thân gần.
◇Chu Lễ : Sử tiểu quốc sự đại quốc, đại quốc bí tiểu quốc 使, (Hạ quan , Hình phương thị ) Làm cho nước nhỏ tôn trọng nước lớn, nước lớn thân gần nước nhỏ.

(Động)
Tụ tập, cấu kết vì lợi riêng.
◎Như: bằng bí vi gian hùa nhau làm gian.
◇Luận Ngữ : Quân tử chu nhi bất bí, tiểu nhân bí nhi bất chu , (Vi chánh ) Người quân tử kết hợp mà không cấu kết bè đảng, kẻ tiểu nhân thiên vị bè đảng mà không kết hợp.

(Phó)
Gần đây.
◇Hàn Dũ : Bí đắc nhuyễn cước bệnh, vãng vãng nhi kịch , (Tế thập nhị lang văn ) Gần đây (cháu) mắc bệnh phù chân, thỉnh thoảng phát nặng.

(Phó)
Kịp, đến khi.
◇Tư trị thông giám : Bí đáo Đương Dương, chúng thập dư vạn nhân , (Hán kỉ ngũ thập thất ) Đến khi tới Đương Dương thì số quân đã hơn mười vạn người.

(Phó)
Luôn, liên tục, nhiều lần.
◇Hán Thư : Gian giả tuế bí bất đăng, dân đa phạp thực , (Cảnh đế kỉ ) Trong khoảng những năm liên tục mất mùa, dân thường thiếu ăn.

(Danh)
Tên gọi một cơ cấu hành chánh thời xưa: năm gia (nhà) là một .
◇Phạm Đình Hổ : Ngũ gia vi bí, nhị bí vi lư , (Vũ trung tùy bút ) Năm nhà là một bí, hai bí là một lư.Một âm là .

(Danh)
Cao bì da hổ.
§ Ông Trương Tái nhà Tống, ngồi trên trướng da hổ giảng kinh Dịch, vì thế đời sau gọi người giảng học là tọa ủng cao bì .
◇Lưu Cơ : Kim phù bội hổ phù, tọa cao bì giả, quang quang hồ can thành chi cụ dã, quả năng thụ Tôn, Ngô chi lược da? , , , , (Mại cam giả ngôn ) Nay những kẻ đeo binh phù, ngồi lên da hổ (chỉ chiếu ngồi của võ tướng), uy nghiêm thay công cụ để giữ nước, nhưng có quả là được truyền thụ mưu lược của Tôn Vũ, Ngô Khởi chăng?
§ Ta quen đọc là tỉ.

Nghĩa chữ nôm của từ 比


tỉ, như "tỉ dụ" (vhn)
tị, như "suy tị" (btcn)
tí, như "tí (gần bên, vừa mới, tới khi); tí tẹo" (gdhn)

1. [巴比倫] ba bỉ luân 2. [皋比] cao bì 3. [利比亞] lợi bỉ á 4. [比數] tỉ số, tỉ sổ

Xem thêm từ Hán Việt

  • tống phật tống đáo tây thiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • băng phiến từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tác sắc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhân mã từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cố cập từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 比 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: