虛 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 虛 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

虛 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 虛 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 虛 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 虛 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 虛 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: xu1;
Juytping quảng đông: heoi1;
hư, khư

(Tính)
Không thật, giả, hão.
§ Trái với thật .
◎Như: hư tình tình hão, hư danh danh tiếng hão.
◇Pháp Hoa Kinh : Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.

(Tính)
Trống, rỗng, vơi, thiếu.
◎Như: doanh hư đầy vơi, không hư rỗng không.

(Tính)
Không kiêu ngạo, không tự mãn.
◎Như: hư tâm lòng không tự cho là đủ, khiêm hư khiêm tốn.
◇Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).

(Tính)
Suy nhược, yếu đuối.
◎Như: thân thể hư nhược thân thể suy nhược.

(Tính)
Áy náy, hãi sợ, không yên lòng.
◎Như: đảm hư tâm thần lo sợ không yên.

(Tính)
Không thực dụng, không thiết thực.
◎Như: hư văn văn sức hão huyền, bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.

(Tính)
Không có kết quả.
◎Như: thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.

(Tính)
Nói về phần tinh thần không chỉ ra được.
◎Như: nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .

(Động)
Để trống.
◎Như: hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
◇Sử Kí : Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.

(Phó)
Hão, rỗng, giả.
◎Như: hư trương thanh thế cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.

(Phó)
Dự trước, phòng sẵn.
◇Tư Mã Quang : Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.

(Danh)
Khoảng trời không, thiên không.
◎Như: lăng hư vượt lên trên không.
◇Tô Thức : Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.

(Danh)
Chỗ thế yếu.
◎Như: sấn hư nhi nhập nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.

(Danh)
Sao
, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.

(Danh)
Hốc, lỗ hổng.
◇Hoài Nam Tử : Nhược tuần hư nhi xuất nhập (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.

(Danh)
Phương hướng.
◇Dịch Kinh : Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.Một âm là khư.

(Danh)
Cái gò lớn.
§ Thông khư

(Danh)
Nơi chốn, chỗ ở, không gian.
◇Trang Tử : Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Nghĩa chữ nôm của từ 虛


1. [碧虛] bích hư 2. [虛左] hư tả 3. [虛字] hư tự 4. [避實擊虛] tị thật kích hư 5. [避實就虛] tị thật tựu hư 6. [乘虛] thừa hư

Xem thêm từ Hán Việt

  • nguyện ý từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • dư đồ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nha đầu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • mẫn cảm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phiêu lượng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 虛 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: