惡 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 惡 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

惡 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 惡 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 惡 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 惡 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 惡 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: e4, wu4, wu1;
Juytping quảng đông: ngok3 ok3 wu1 wu3;
ác, ố, ô

(Danh)
Tội lỗi, lỗi lầm, hành vi không tốt.
◎Như: tội ác điều xấu gây nên tội.
◇Dịch Kinh : Quân tử dĩ át ác dương thiện (Đại hữu quái ) Bậc quân tử đè nén việc ác dữ, đề cao việc tốt lành.

(Danh)
Bệnh tật.
◇Tả truyện : Thổ bạc thủy thiển, kì ác dị cấu , (Thành Công lục niên ) Đất cạn nước nông, bệnh tật ở đó dễ gặp phải.

(Danh)
Vật dơ bẩn, sự dơ bẩn.
◇Tả truyện : Thổ hậu thủy thâm, cư chi bất tật, hữu Phần quái dĩ lưu kì ác , , (Thành Công lục niên ) Đất dày nước sâu, ở đó không bệnh tật, có sông Phần trôi đi những cái dơ bẩn.

(Danh)
Phân, cứt.
◇Hiếu nghĩa truyện : Mẫu hoạn bạo lị, Dực vị trúng độc, toại thân thường ác , , (Điền Dực truyện ) Mẹ mắc bệnh lị gấp dữ, (Điền) Dực cho là trúng độc, bèn tự mình nếm phân.

(Tính)
Độc, dữ, không tốt.
◎Như: ác phụ người đàn bà xấu xa, không lương thiện.

(Tính)
Xấu.
◎Như: ác tướng tướng xấu, ác thanh tiếng xấu.

(Tính)
Thô xấu.
◇Luận Ngữ : Sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y ác thực giả, vị túc dữ nghị dã , , (Lí nhân ) Kẻ sĩ chuyên tâm vào đạo, mà còn hổ thẹn vì áo xấu cơm thô, thì chưa đủ để cùng bàn luận được.Một âm là .

(Động)
Ghét, chán.
◎Như: khả ố đáng ghét.
◇Luận Ngữ : Ố cư hạ lưu nhi san thượng giả (Dương Hóa ) Ghét kẻ ở dưới mà hủy báng người trên.

(Động)
Xúc phạm, mạo phạm, làm cho nổi giận.
◇Thủy hử truyện : Ngã nhân ố liễu Cao Thái Úy sanh sự hãm hại, thụ liễu nhất tràng quan ti, thích phối đáo giá lí , , (Đệ thập hồi) Ta vì xúc phạm Cao Thái Úy nên bị kiếm chuyện hãm hại, bị xử án ở ti quan phải thích chữ vào mặt rồi đày tới đây.

(Động)
Sợ hãi.
◇Hàn Phi Tử : Sử nhân bất y bất thực, nhi bất cơ bất hàn, hựu bất ố tử, tắc vô sự thượng chi ý 使, , (Bát thuyết ) Làm cho người không có áo, không có cơm ăn, mà không đói không lạnh, cũng không sợ chết.

(Động)
Hủy báng, gièm pha.

(Danh)
Xấu hổ.
◎Như: tu ố chi tâm lòng hổ thẹn.Một âm là ô.

(Thán)
Ồ, ô, ôi.
◎Như: ô thị hà ngôn dã ồ, thế là lời nói gì vậy?

(Phó)
Sao, làm sao, thế nào.
◇Tả truyện : Nhĩ ấu, ô thức quốc? , (Chiêu Công thập lục niên ) Ngươi còn nhỏ, làm sao hiểu việc nước?

(Phó)
Đâu, ở đâu.
◇Mạnh Tử : Cư ô tại? nhân thị dã; lộ ô tại? nghĩa thị dã , ; , (Vạn Chương thượng ) Nhà ở tại đâu? là điều nhân vậy; đường đi đâu? là điều nghĩa vậy.

Nghĩa chữ nôm của từ 惡


ác, như "ác tâm" (vhn)
ố, như "hoen ố" (btcn)

1. [隱惡揚善] ẩn ác dương thiện 2. [惡意] ác ý 3. [惡道] ác đạo 4. [惡徒] ác đồ 5. [惡德] ác đức 6. [惡報] ác báo 7. [惡感] ác cảm 8. [惡棍] ác côn 9. [惡戰] ác chiến 10. [惡終] ác chung 11. [惡名] ác danh 12. [惡有惡報] ác hữu ác báo 13. [惡寒] ác hàn 14. [惡化] ác hóa 15. [惡口] ác khẩu 16. [惡劣] ác liệt 17. [惡魔] ác ma 18. [惡夢] ác mộng 19. [惡言] ác ngôn 20. [惡逆] ác nghịch 21. [惡業] ác nghiệp 22. [惡孽] ác nghiệt 23. [惡人] ác nhân 24. [惡念] ác niệm 25. [惡鬼] ác quỷ 26. [惡貫滿盈] ác quán mãn doanh 27. [惡習] ác tập 28. [惡疾] ác tật 29. [惡子] ác tử 30. [惡心] ác tâm, ố tâm 31. [惡聲] ác thanh 32. [惡草] ác thảo 33. [惡食] ác thực 34. [惡少] ác thiếu 35. [惡歲] ác tuế 36. [惡衣惡食] ác y ác thực 37. [遏惡揚善] át ác dương thiện 38. [陰惡] âm ác 39. [同惡相濟] đồng ác tương tế 40. [同惡相助] đồng ác tương trợ 41. [刁惡] điêu ác 42. [改惡從善] cải ác tòng thiện 43. [凶惡] hung ác 44. [可惡] khả ố 45. [二惡英] nhị ác anh 46. [作惡] tác ác 47. [十惡] thập ác 48. [厭惡] yếm ố

Xem thêm từ Hán Việt

  • bát phương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tháp lợi ban từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sự thân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • táp đạp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chi điếm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 惡 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: