蕩 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 蕩 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

蕩 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 蕩 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 蕩 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 蕩 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 蕩 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: dang4, tang1, tang4;
Juytping quảng đông: dong6;
đãng, đảng

(Động)
Quẫy động, lay động.
◎Như: đãng tưởng quẫy mái chèo.
◇Tiêu Tử Vân : Xuân phong đãng la trướng, Dư hoa lạc kính liêm , (Xuân tứ ).

(Động)
Dao động.
◇Tả truyện : Nhập, cáo phu nhân Đặng Mạn viết: Dư tâm đãng , : (Trang Công tứ niên ) (Sở Vũ Vương) vào, nói với phu nhân Đặng Mạn: Lòng ta dao động.

(Động)
Nhú mầm, bắt đầu phát sinh, manh động.
◇Lễ Kí : (Trọng đông chi nguyệt) thị nguyệt dã, nhật đoản chí, âm dương tranh, chư sanh đãng , , , (Nguyệt lệnh ) Vào tháng trọng đông, ngày ngắn đến, âm dương tương tranh, các vật bắt đầu phát sinh.

(Động)
Làm loạn, gây ra xáo trộn.
◇Tuân Tử : Thị cố quyền lợi bất năng khuynh dã, quần chúng bất năng di dã, thiên hạ bất năng đãng dã , , (Khuyến học ) Cho nên quyền lợi không thể nghiêng ngửa, dân chúng không dời đổi, thiên hạ không tao loạn.

(Động)
Quét sạch, rửa sạch, dẹp yên.
◎Như: tảo đãng quét sạch, đãng bình dẹp yên.

(Động)
Lêu lổng, phóng túng.
◎Như: du đãng phóng túng lêu lổng, nhất cá nhân tại nhai thượng đãng lai đãng khứ một người trên đường lêu lổng qua lại.

(Động)
Mê hoặc, dụ hoặc.
◇Tuân Duyệt : Thính ngôn trách sự, cử danh sát thật, vô hoặc trá ngụy, dĩ đãng chúng tâm , , , (Thân giám , Chánh thể ).

(Động)
Làm tiêu tán, làm tan hoang.
◎Như: khuynh gia đãng sản phá gia bại sản.

(Động)
Hủy hoại, làm hư hỏng.
◎Như: kỉ cương đãng nhiên giường mối hỏng hết.
§ Ghi chú: Thi Kinh có hai thiên bản đãng là thơ cảm thán nhà Chu suy đồi. Cho nên nay gọi đời loạn là trung nguyên bản đãng .

(Động)
Khoan thứ.

(Tính)
Mông mênh, bát ngát.
◇Lí Bạch : Hạo đãng bất kiến để (Mộng du thiên ) Mênh mông không thấy đáy.

(Tính)
Xa tít, mù mịt.
◇Tuân Tử : Đạo quá Tam Đại vị chi đãng (Nho hiệu ) Đạo trước thời Tam Đại quá xa xôi.
§ Việc quá xa xưa mù mịt khó tin.

(Tính)
Bình dị, thanh thản, thảnh thơi.
◎Như: thản đãng thanh thản.
◇Luận Ngữ : Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích , (Thuật nhi ) Người quân tử thì thanh thản thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu.

(Tính)
Bình đẳng, ngang hàng.
◇Lỗ Tấn : Sử thiên hạ nhân nhân quy ư nhất trí, xã hội chi nội, đãng vô cao ti, thử kì vi lí tưởng thành mĩ hĩ 使, , , (Phần , Văn hóa thiên chí luận ).

(Tính)
Phóng túng, không biết giữ gìn.
◎Như: đãng tử kẻ không có nghề gì, chỉ chơi lu bù, đãng phụ đàn bà dâm dật bất chính.

(Danh)
Chằm nước, hồ, ao.
◎Như: ngư đãng hồ cá, lô hoa đãng chằm hoa lau.

(Danh)
Bệnh tâm thần hoảng hốt.

(Danh)
Họ Đãng.Một âm là đảng.

(Động)
Khơi, tháo.
◇Chu Lễ : Dĩ phòng chỉ thủy, dĩ câu đảng thủy , (Địa quan , Đạo nhân ) Lấy đê ngăn chặn nước, lấy ngòi khơi dẫn nước.

Nghĩa chữ nôm của từ 蕩


đãng, như "du đãng, phóng đãng" (vhn)
đẵng, như "đằng đẵng" (btcn)
thững, như "lững thững" (btcn)
dãng, như "thúng dãng miệng; đứng dãng chân" (gdhn)
vảng, như "lảng vảng" (gdhn)

1. [逋蕩] bô đãng 2. [狂蕩] cuồng đãng 3. [蘆花蕩] lô hoa đãng

Xem thêm từ Hán Việt

  • bất cận nhân tình từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sự thật từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cầu diện từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cao luận từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • dung tiền từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 蕩 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: