見 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 見 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

見 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 見 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 見 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 見 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 見 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: jian4, xian4;
Juytping quảng đông: gin3 jin6;
kiến, hiện

(Động)
Thấy, trông thấy.
◎Như: hiển nhi dị kiến rõ ràng dễ thấy, tương kiến hận vãn tiếc rằng biết nhau quá muộn.
◇Lí Bạch : Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Bôn lưu đáo hải bất phục hồi , (Tương tiến tửu ) Bạn không thấy sao, nước sông Hoàng Hà từ trời cao chảy xuống, Chạy ra đến bể không trở lại.

(Động)
Bái phỏng, xin gặp (có ý kính trọng).
◎Như: yết kiến , bái kiến .

(Động)
Gặp gỡ, hội ngộ, tiếp đãi.
◇Sử Kí : Tần vương tọa Chương Đài, kiến Tương Như , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Vua Tần ngự ở (hành cung) Chương Đài tiếp kiến Tương Như.

(Động)
Xem.
◎Như: kiến thượng xem trên.

(Động)
Gặp phải, đụng, chạm.
◎Như: kiến thủy tức dong gặp phải nước liền tan.

(Động)
Bị, được (thể bị động).
◎Như: kiến nghi bị ngờ, kiến hại bị hại.
◇Sử Kí : Tín nhi kiến nghi, trung nhi bị báng , (Khuất Nguyên Giả Sanh truyện ) Chân tín mà bị ngờ vực, trung mà bị gièm pha.
◇Pháp Hoa Kinh : Tâm hoan hỉ sung mãn, Như cam lộ kiến quán 滿, (Thụ học vô học nhân kí phẩm đệ cửu ) Trong lòng tràn ngập vui mừng, Như được rưới nước cam lộ.

(Danh)
Chỗ hiểu tới, điều hiểu thấy.
◎Như: thiển kiến sự hiểu biết nông cạn, thiên kiến ý kiến thiện lệch, viễn kiến cái thấy xa rộng.

(Danh)
Họ Kiến.

(Phó)
Có chiều hướng, có xu hướng.
◎Như: nhật kiến hảo chuyển từ từ biến chuyển tốt đẹp hơn, nhật kiến hưng vượng mỗi ngày dần dà hưng vượng hơn lên.

(Phó)
Đặt trước động từ, biểu thị chủ thể là đối tượng của hành động.
◎Như: thỉnh vật kiến tiếu xin đừng cười tôi, thỉnh đa kiến lượng xin thể tình cho tôi.
◇Sưu thần hậu kí : Dĩ thử cẩu kiến dữ, tiện đương tương xuất , 便 (Quyển cửu) Cho tôi con chó này, tôi sẽ cứu anh ra.Một âm là hiện.

(Động)
Tỏ rõ, hiện ra.
§ Cũng như hiện .
◇Đỗ Phủ : Ô hô! hà thì nhãn tiền đột ngột hiện thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc ! , (Mao ốc vi thu phong Sở phá ca ) Ôi, bao giờ nhà ấy chợt xuất hiện ngay trước mắt, Riêng ta nhà nát, bị chết cóng, ta cũng mãn nguyện.
◇Luận Ngữ : Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn , (Thái Bá ) Thiên hạ có đạo, thì ra làm quan, còn như thiên hạ vô đạo, thì ở ẩn.

(Động)
Tiến cử, giới thiệu.
◇Tả truyện : Tề Báo hiện Tống Lỗ ư Công Mạnh (Chiêu Công nhị thập niên ) Tề Báo tiến cử Tống Lỗ lên Công Mạnh.

(Tính)
Nay, bây giờ, hiện tại.
◇Mạnh Hán Khanh : Hiện niên tam thập ngũ tuế (Ma hợp la , Đệ tam chiết) Năm nay ba mươi lăm tuổi.

(Tính)
Hiện có, sẵn có.
◇Sử Kí : Sĩ tốt thực dụ thục, quân vô hiện lương , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Sĩ tốt ăn ăn khoai, đậu, quân không có lương thực sẵn sàng.

(Danh)
Cái trang sức ngoài quan tài (thời xưa).

Nghĩa chữ nôm của từ 見


kiến, như "kiến thức" (vhn)
kén, như "kén chọn" (btcn)
hiện, như "hiện (tiến ra cho thấy)" (gdhn)

1. [定見] định kiến 2. [陛見] bệ kiến 3. [百聞不如一見] bách văn bất như nhất kiến 4. [各執所見] các chấp sở kiến 5. [各持己見] các trì kỉ kiến 6. [證見] chứng kiến 7. [政見] chính kiến 8. [灼見] chước kiến 9. [異見] dị kiến 10. [會見] hội kiến 11. [一見] nhất kiến 12. [創見] sáng kiến 13. [偏見] thiên kiến 14. [先見] tiên kiến 15. [撞見] tràng kiến 16. [召見] triệu kiến

Xem thêm từ Hán Việt

  • cung học từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khoa mục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cao đạo từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lợi bỉ á từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thâu thâu mạc mạc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 見 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: